Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

P&L là gì trong toán học, kinh tế học và xuất nhập khẩu.

P&L là một ký hiệu rất quen thuộc, chúng ta bắt gặp hàng ngày. Đặc biêt với những bạn học chuyên ngành logistics, xuất nhập khẩu, kinh tế học… vậy p&l là gì?

Hôm nay, lagithe sẽ chia sẻ với bạn 1cách rõ ràng nhất.

P&L là gì trong toán học và kinh tế học?

Trong kinh tế học và kế toán:

P&L là từ viết tắt của thuật ngữ Profit and Loss, dịch ra tiếng việt là lợi nhuận và thua lỗ. Từ này thường được viết tắt là p/l hoặc pl trong các văn bản giấy tờ. Thế nhưng, Profit and Loss cũng vẫn đang là một từ gọi tắt, viết đầy đủ của cụm từ này là Profit and Loss Statement,.

Profit and Loss Statement = Báo cáo về tình trạng lỗ lãi của doanh nghiệp

Trong báo cáo này sẽ bao gồm các thông tin

  • Tiền thu/ chi dịch vụ bán hàng.
  • Khoản thu bán hàng
  • Các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

Chúng ta chỉ cần nhìn vào những con số này là có thể hiểu được tình hình phát triển hay trì trệ của doanh nghiệp. Biết được tình hình doanh nghiệp để cân nhắc khi hợp tác. Ngoài ra, con số này cũng mang lại một giá trị rất cao cho doanh nghiệp, cụ thể :

  • Đây là nguồn số liệu liên quan đến doanh thu và chi phí của công ty, là số liệu để lập báo cáo này dựa vào các sổ sách kế toán của công ty.
  • Bạn có thể dựa vào phương pháp này để hiểu rõ hơn những nguyên nhân tăng / giảm doanh thu của doanh nghiệp.
  • Trong báo cáo này, ta thấy được các khoản thu trong tương lai chính là doanh thu. Tức là giá trị ghi trên hóa đơn bán hàng, là số tiền phát sinh bán hàng hóa cũng như dịch vụ trong kỳ. Tương tự như vậy, ta hiểu rằng chi phí chính là giá trị bằng tiền của các chi phí liên quan đến kỳ báo cáo. Chứ không hoàn toàn là số tiền đã chi ra trong kỳ trước đó.

P&L trong kinh tế học

Trong kinh doanh – xuất nhập khẩu, logistics, P/L có ý nghĩa gì?

Ở một khía cạnh khác, P/L mang một ý nghĩa mới hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.

PL = P/L = Production and logistics = Sản xuất và sắp xếp hậu cần

Logistics ở đây mang hàm ý tổng hợp các công việc cần làm để kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt với hàng hóa bán ra nước ngoài thì việc đó còn nhiều hơn. Chuỗi cung ứng này bao gồm những công việc sau:

  • Lập kế hoạch chuẩn bị
  • Thực hiện kế hoạch
  • Kiểm soát các công việc dự trữ hàng hóa, vận chuyển cách hiệu quả.
  • Theo dõi các thông tin liên quan đến việc cung ứng hàng hóa. Những thông tin bắt đầu từ lúc hàng đi đến khi hàng đến. Tất cả đều phải tuân thủ theo hợp đồng và đáp ứng được nhu cầu khách hàng cần.

Hoạt động hậu cần gần như bao hàm tất tần tật mọi thứ. Từ việc lưu trữ hàng, vận chuyển chuyên trở cho đến khi hàng được cung cấp tận nơi cho khách hàng. Những người làm dịch vụ logistics thương mại cần làm mọi công việc từ lúc sản xuất cho đến lúc hàng đến với khách hàng.

PL của hàng hóa

PL của hàng hóa

Theo mô hình này, doanh nghiệp hoạt động thương mại phải tổ chức thực hiện:

  • Tư vấn khách hàng phương thức bận chuyển
  • Đóng gói hàng hóa
  • Dán ký mã hiệu lên hàng
  • Nhận hàng
  • Vận chuyển hàng đi
  • Lưu kho hàng hóa
  • Lưu bãi lớn
  • Tiến hành cách thủ tục hải quan
  • Chuẩn bị các chứng từ hồ sơ cần thiết…
  • Tiến hành các dịch vụ khác hoặc giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. (nếu khách hàng yêu cầu)

Hy vọng bạn đã có khái niệm kỹ càng về thông tin p/l là gì. Những thông tin này quan trọng và gần như sẽ gắn với bạn nếu bạn chọn lĩnh vực kinh doanh. Chúc các bạn thành công trong công việc tương lai của mình nhé!

The post P&L là gì trong toán học, kinh tế học và xuất nhập khẩu. appeared first on lagithe.info.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét