3c là một thuyết học của Dave Ulrich về vai trò nhân tài công việc, được các công ty áp dụng rộng rãi. Cùng tìm hiểu 3C là gì qua những chia sẻ sau.
3C là gì?
3C chính là lý thuyết về nhân tài, nhắc đến 3 chữ C:
- Competence : năng lực của nhân tài
- Commitment : những cam kết cống hiến của họ
- Contribution : Khả năng cống hiến của nhân tài.
Quy trình 3C
Diễn giải 3C
Competence – năng lực
Người có năng lực sẽ là người đạt được những việc đúng về khả năng kỹ năng, đúng công việc và đúng vị trí. Chính Dave Ulric cũng đã nhấn mạnh nhận định của mình là ” Vị trí nhân tài là người thực hiện tốt công việc của hôm nay và trong cả tương lai. Nhân sự cần xem xét kỹ những sai lầm cũng như quá khứ định lượng về nhân tài trong tổ chức mình làm.”
Phát triển về năng luwch cần xác định những bước sau
Đâu tiên là thiết lập các chuẩn mực của công ty. Định lượng những gì công ty sẽ phải đối mặt, chiến lược gì để thực hiện. Nhân viên cần thể hiện những năng lực gì trong môi trường của doanh nghiệp. Chiếc lược cần đặt ra như thế nào.
Tiếp đến là đánh giá những chuẩn mực này thông qua mô hình tập thể và cả cá nhân. Những gì không hoặc đã đạt được thông qua hành vi xử lý, thái độ với công việc như thế nào? Thành quả công việc nhân tài mang lại ra sao? Có ý nghĩa gì với công ty.
Đề xuất phương pháp phát triển nhân tài, nguồn động lực của doanh nghiệp là từ đâu. Thực hiện 6B phương án :
- Buying : tuyển dụng nguồn cung cấp gắn kết nhân tài.
- Building : thông qua việc hướng dẫn, huấn luyện kinh nghiệm để phát triển khả năng của nhân viên.
- Borrowing : thông qua các chuyên gia, đối tác làm ăn để giáo dục, hướng dẫn nhân viên.
- Bounding : cho nhân viên đứng vai trò quan trọng để giữ chân họ
- Bouncing : những nhân viên yếu, không hiệu quả nên được loại bỏ.
- Binding : đưa ra phương pháp giữ được chân của nhân tài, tránh việc họ đi mất.
Cuối cùng là qua đánh giá thì phát hiện được năng lực của họ. Phát triển những năng lực đó, đánh giá khả năng công ty thông qua lượng tiền cũng như giá trị họ tạo ra.
Lý thuyết 3C
Commitment – cam kết
Nhận định những nhân viên thực tâm muốn cống hiến cho công ty hết mình, toàn tâm cho thành công doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều người giỏi, tài năng nhưng lại không mang lại những đóng góp, giá trị cho doanh nghiệp cũng không làm được gì.
Những giá trị theo Dave Ulrich mà nhân viên có thể tạo ra khi họ hết mình vì doanh nghiệp
- Tầm nhìn của nhân viên : mục tiêu nghề nghiệp, hướng phấn đấu
- Cơ hội : những khả năng về sự phát triển, trưởng thành cùng học hỏi công việc.
- Ưu đãi : hợp lý lương thưởng
- Tác động : thấy được thành công cũng như hiệu quả công việc họ mang lại
- Cộng đồng : khả năng xây dựng cộng đồng về quản lý, nối kết đồng nghiệp và lãnh đạo.
- Truyền thông : nắm bắt được thông tin và truyền đạt tốt nó.
- Môi trường làm việc – linh hoạt : lựa chọn khi được trao quyền.
Contribution – sự cống hiến
Thường thì hai yếu tố năng lực và cam kết ở trên đã đủ để đánh giá con người trước đây. Nhưng thực trạng công việc hiện nay thì chưa đủ. Người tài sẽ phải được ghi nhận những cố gắng cùng khả năng cống hiến công việc của mình. Nghĩa là công việc của họ cần phải được ý thức rõ ràng, có mục tiêu. Thăng hoa và có niềm vui trong công việc, thỏa mãn cuộc sống.
7 câu hỏi sẽ giúp cá nhân trả lời được có muốn đi cùng tổ chức hay không?
- Tôi là ai? Nhận định được vai trò, vị trí cùng trách nhiệm công việc của mình trong doanh nghiệp.
- Mục tiêu tôi ở đây là gì? Tại sao? Định hướng cho người làm việc hiểu được mục tiêu mình hướng đến.
- Tôi đi cùng với ai? Nhận định về vai trò của doanh nghiệp cũng như tổ chức trong con đường công việc của họ.
- Làm thế nào để tôi rèn luyện về tinh thần? Những hành vi, thái độ cư xử của tổ chức ảnh hưởng đến họ như thế nào? Tinh thần, công việc, khoan dung…
- Những thử thách nào mà tôi sẽ vượt qua ? Những vấn đề doanh nghiệp đã cùng người lao động vượt qua, cùng giải quyết như thế nào? Có làm người lao động thỏa mãn?
- Làm thế nào để tôi có thể tiếp cận với các nguồn lực? Tổ chức nên làm gì trước những thỏa mãn công việc của doanh nghiệp. Nhu cầu tài chính, không gian, sức khỏe lao động…
- Nguồn cảm hứng của tôi là gì? Thoải mái, vui tươi khi làm.
Sự kết hơp 3C dựa trên cấp số nhân để kết nối với nhau. Khi một yếu tố mất đi thì cũng không thể thay thể bằng 2 cái còn lại. Không thể có một nhân tài nếu người lao động nhiệt tình, cống hiến nhưng không có năng lực hoặc năng lực kém. Khi không hội đủ điều kiện thì khả năng cố gắng cũng không thể nhìn nhận tốt được.
Nhận định về 3C là gì giúp cho nhân sự hiểu được vai trò của nhân tài. Tận dụng nguồn lực sẵn có cũng như phát triển những tiềm ẩn của họ, bạn sẽ tìm được nhân tài thực sự. Hy vọng những chia sẻ này làm bạn hài lòng với 3C.
The post Mô hình kinh doanh 3c là gì và có ý nghĩa ra sao ? appeared first on lagithe.info.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét