Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Inbox là gì – Giải thích chi tiết nhất từ Lagithe.info

Inbox là từ được giới trẻ hiện nay sử dụng khá nhiều nhất là trên facebook, gmail, twitter… Vậy inbox là gì, mời bạn cùng lagithe tìm hiểu nhé.

Nghĩa của từ inbox trong email?

Inbox theo nghĩa tiếng anh được dịch như sau:

  • In : dịch ra tiếng việt là “trong”
  • Box : dịch ra là “chiếc hộp”

Tổng hợp nghĩa tiếng anh “inbox” dịch ra tiếng việt là trong chiếc hộp.

Bạn nào sử dụng mail thường xuyên cũng thấy từ inbox khá nhiều. Nó mang ý nghĩa là hộp thư. Nên khi ai nói bạn là “check inbox” thì có nghĩa là nói bạn kiểm tra thông tin trong hộp thư.

inbox là gì

Inbox là gì?

Inbox trên facebook mang ý nghĩa gì

Qua ý nghĩa của từ inbox ở trên, chắc bạn cũng ngầm hiều được ý nghĩa từ ibox mà dân chơi face hay sử dụng rồi. Nói cụ thể hơn, bạn xem diễn giải bên dưới nhé!

Ibox là từ viết tắt của inbox mà dân mạng hay dùng thường xuyên.

Ibox = inbox = hộp thư đến = Các tin nhắn trong hộp thư đến.

Đơn giản và dễ hiểu, bạn có thể dùng từ này cho bất cứ ai thân thiết, người yêu, bạn bè. Với một thái độ nhắc nhở kiểm tra hộp thư để trả lời một cách nhẹ nhàng, đáng yêu.

ibox trên facebook

ibox trên facebook

Đặc biệt với các bạn “tuổi teen” thì inbox là gì không còn xa lạ. Chỉ có những người lớn tuổi ít sử dụng hoặc chưa quen mới thấy khó khăn khi dùng thôi. Hy vọng bài chia sẻ này hài lòng các bạn.

The post Inbox là gì – Giải thích chi tiết nhất từ Lagithe.info appeared first on lagithe.info.

Phí cic là gì trong logistic và ai là người phải đóng nó ???

CIC là dấu chấm hỏi với nhiều người khi lần đầu gửi hàng bằng đường biển. Cùng lagithe lý giải ý nghĩa phí CIC là gì qua chia sẻ sau nhé!

Ngành xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển quốc tế có khá nhiều cụm từ đặc biệt. Liên quan nhiều đến các lĩnh vực chuyên ngành này có cụm từ cic. Vậy thì nó là gì nhỉ ???

Phụ phí cic là phí gì trong vận tải đường biển?

CIC là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Container Imbalance Charge. Đây là khoản phí cân bằng container. Loại phí này còn được biết đến với một tên gọi khác là Equipment Imbalance Surcharge.

Phụ phí CIC do hãng tàu thu, là loại phụ phí vận tải đường biển. Nó nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về những cảng hoặc nơi có nhu cầu. Cụ thể là nơi có shipper cần đóng hàng vào cont, họ cần cont đóng nhưng tại nơi đó lại không có cont.

Nói cách khác, CIC chính là chi phí phát sinh trong quá trình điều phối nhiều container từ nơi thừa đến nơi thiếu. Khi hãng tàu tính chi phí CIC cao sẽ dễ gây ra nhiều tranh cãi giữa hãng tàu và shipper gửi hàng.

Phí CIC là gì

Phí CIC là gì

Nguyên nhân gây ra tranh cãi về phí CIC

Khi một khoản phí đưa ra, nếu như nó không ở mức chấp nhận được thì sẽ dẫn đến tranh cãi giữa các bên liên quan. Cụ thể ở đây là hãng tàu và shipper, mỗi bên đều có lý lẽ riêng của mình.

  • Shipper thì nói : hãng tàu phải có nhiệm vụ cung cấp container khi nhận vận chuyển hàng. Nên không thể bắt họ đóng chi phí này.
  • Hãng tàu lại đưa ra lý do: hãng tàu đã cho shipper mượn container đóng hàng. Thì shipper cũng phải chia sẻ chi phí này với hãng tàu. Vì thực tế, có những quốc gia trên thế giới nhập nhiều nhưng lại xuất ít nên container rỗng nhiều. Còn những nước xuất nhiều nhập ít thì lại khan hiếm container.

Cụ thể là những nước như Mỹ, EU, Việt Nam… nhập siêu (thâm hụt thương mại lớn) thì thường xuyên xảy ra tình trạng dư container. Bên cạnh đó, những quốc gia xuất siêu (thặng dư thương mại) như Ấn Độ, Trung Quốc… lại xảy ra tình cảnh thiếu container rỗng thường xuyên.

Lẽ dĩ nhiên, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí chuyển rỗng. Hãng tàu buộc phải giải bài toán điều chuyển container như thế nào cho hợp lý. Hiện nay, do phần lớn hiệp hội xuất hàng còn yếu. Nên các hãng tàu bắt tay nhau cùng thu thêm phí này. Ngoài mục đích bù đắp một số chi phí làm hàng. Nó còn làm tăng hợi nhuận của hãng tàu nữa.

Phụ phí này có thể chỉ áp dụng cho những giai đoạn nhất định. Phí một container trong từng chuyến hàng phải đóng thường cố định. Chỉ khi phát sinh chi phí lớn trong việc điều chuyển container từ nơi này đến nơi khác thì mới có quyền thu phí này

Phụ phí CIC ở việt nam được áp dụng chủ yếu vào cuối năm vì đây là mùa cao điểm. Thời điểm mà các hãng tàu thiếu vỏ cấp cho khách hàng do hàng xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh.

Phí CIC tại cảng

Phí CIC tại cảng

Nếu người nhận hàng không đóng phí CIC thì có thể sẽ không nhận được hàng. Vì hãng tàu có thể từ chối phát hành D/O giao hàng nếu bạn không đóng đủ các mức phí. Để tránh những việc phát sinh chi phí quá lớn ngoài tầm kiểm soát, bạn nên hỏi trước giá cả các mức phí để cân đối. Đừng để đến lúc hàng đến,nhận được chi phí cao mới đi đàm phán. Thì lúc đó cũng khó làm việc với hãng tàu.

Hy vọng những chia sẻ về phụ phí cic phí là gì có thể hỗ trợ bạn trong quá trinh giao kết hợp đồng vận chuyển. Ngoài phụ phí này còn khá nhiều phụ phí đường biển khác. Nếu có thời gian chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm nữa nhé!

The post Phí cic là gì trong logistic và ai là người phải đóng nó ??? appeared first on lagithe.info.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

CÙNG TRẢ LỜI 5m là gì trong sản xuất và kinh doanh

Ai làm trong ngành chế tạo sản phẩm thiết bị máy móc không còn xa lạ với quy trình 5M. Thế nhưng, 5m là gì . Cùng lagithe tim hiểu về nó nhé.

Quản lý 5m là gì?

5m là từ thường xuyên được nhắc đến trong quy trình chế tạo các sản phẩm công nghiệp. Đây là viết tắt của 5 từ đặc tính về quy trình chế tạo này trong tiếng anh, bắt đầu bằng chữ M. Có lẽ vì thế mà mọi người đều gọi nó với cái tên thân mật là 5m.

Nhắc đến 2 chữ “sản xuất”, các bạn sẽ hình dung ra điều gì? Nó là một môi trường, quy trình luôn biến động không ngừng. Có thể thêm bước sáng tạo thay đổi, hoặc xử lý các nguyên nhân gây ra lỗi. Đó mới là nội dung thực sự của ngành sản xuất và chế tạo.

5M trong sản xuất chế tạo bao gồm

  • Material : nghĩa là các nguyên liệu, linh kiện cấu thành nên sản phẩm.
  • Machine : các thiết bị máy móc hỗ trợ làm nên sản phẩm
  • Man : người vận hành quy trình, thao tác làm nên sản phẩm
  • Method : cách làm, phương pháp làm
  • Measurement : kỹ thuật đo lường, kiểm tra sản phẩm hình thành

Dựa vào quản lý 5m  đặc tính, chúng ta xác định được chất lượng ổn định của sản phẩm. Từ quy trình bắt đầu cho đến khi hình thành sản phẩm. Về san này, để kiểm tra tốt hơn, những nhà quản lý còn đưa thêm 1 đặc tính vào là Enviroment – đặc tính môi trường hình thành sản phẩm.

Mô hình 5M

Diễn giải 5m

Để có cái nhìn cụ thể, chúng ta đi vào phần chi tiết 5m như sau:

Material – các nguyên vật liệu, linh kiện hình thành sản phẩm

Trong quản lý chất lượng, việc kiểm tra quy cách của nguyên vật liệu là công việc bắt buộc. Vì sự biến động hoặc sai lệch ở nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Việc gia công, lắp ráp sẽ sai lệch, sinh ra lỗi sản phẩm. Sai lệch quy cách nguyên liệu ảnh hưởng không nhỏ đến cả lượng sản phẩm.

Vấn đề chất lượng nguyên liệu, linh kiện khi phát sinh ảnh hưởng lớn đến uy tín doanh nghiệp. Bộ phận nhập hàng, mua hàng sẽ phải kiểm tra và cải tiến chất lượng nguyên liệu. Yêu cầu nhà cung cấp đảm bảo chất lượng hàng hóa, tránh xảy ra những trường hợp tương tự lần nữa.

Machine – Máy móc, thiết bị chế tạo sản phẩm

Chỉ cần một chút sai lệch về đo lường, hoặc chính xác các trọng lượng, tần suất … của thiết bị chế tạo thì hậu quả đã rất nghiêm trọng. Nó là sự biến động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Để tránh những biến động này, cần phải có những hành động trong quá trình sản xuất, cụ thể :

  • Thường xuyên định kỳ kiểm tra máy móc, thiết bị vận hành
  • Trước khi khởi động, vận hành thao tác máy nên kiểm tra độ chính xác và điều kiện của thiết bị.
  • Đưa vào quy trình các tiêu chuẩn thao tác điều kiện thiết lập của thiết bị.

Có thể sẽ có thêm những hoạt động các trong quản lý, tùy vào điều kiện vận hành của từng loại thiết bị. Hoạt động thêm này chỉ mang mục đích đảm bảo quản lý sự sai lệch của thiết bị.

Man – người thao tác vận hành

Kỹ năng của người vận hành quy trình sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng gia công, lắp ráp sản phẩm. Thế nên, người vận hành cần hiểu rõ vai trò của mình, hiểu hết các quy trình sản xuất. Các bộ phận sản xuất cần có kế hoạch để nâng cao kỹ năng của người thao tác. Cũng như thực hiện đào tạo huấn luyện cho công tác sản xuất chung.

Và công việc quản lý con người có lẽ là khó nhất trong quy trình 5m này. Bạn sẽ nhận thức rõ ràng nhất điều này khi đứng ở vai trò quản lý con người nói riêng và điều hành sản xuất nói chung.

Method – Kỹ năng thao tác vận hành

Phương pháp sai, dẫn đến kết quả không chính xác. Điều tất yếu này nhắc đến sự “sai lệch” trong phương pháp thao tác sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Trong quy chế sản xuất, “Bảng tiêu chuẩn thao tác” và “Phiếu công đoạn QC” sẽ thể hiện trình tự và phương phát thao tác. Những quy định này nhằm nhấn mạnh rõ những quy chuẩn cần tuân theo khi thực hiện.

Measurement – Sự đo lường, kiểm tra sản phẩm

Các thông số đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm cần tuyệt đối chính xác. Đây là công đoạn gần như cuối cùng trong quy trình sản xuất. Sự sai lệch, thiếu chính xác của các thông số ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, nguy hiểm hơn là uy tín doanh nghiệp. Các biện pháp hạn chế sai lệch trong chế độ kiểm tra, đo lường.

  • Điều chỉnh, hiệu chuẩn thiết bị đo để giảm thiểu “sự sai lệch” về độ chính xác của thiết bị.
  • Tiêu chuẩn hóa cách thức đánh giá sản phẩm và phương pháp đo lường đạt hay không.

Envirorment – điều kiện môi trường sản xuất

Một yếu tố không thể bỏ qua trong sản xuất là yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm. Yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến thiết bị đo, linh kiện, nguyên vật liệu và cả kỹ năng thao tác sản xuất. Sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi bất cứ “sai lệch” nào của môi trường. Cần kỹ càng kiểm định các yếu tố này để có kế hoạch sản xuất hiệu quả.

Bạn thấy rằng 5m vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất. Nếu kiểm soát kỹ, bạn có thể dễ dàng điều tra nguyên nhân xảy ra sai sót hơn. Cần có thái độ xem trọng vấn đề này, tránh những phát sinh lỗi trong quy trình sản xuất.

Quản lý 5M

Quản lý 5M

5M là gì không còn là câu hỏi khó cho các bạn sau bài viết này. Nhưng để kiểm soát tốt 5m không phải là điều dễ dàng, hệ thống này đòi hỏi phải được vận hành trơn tru. Bạn cần học hỏi thêm về quản lý chất lượng để nắm rõ kỹ năng này nhiều hơn.

The post CÙNG TRẢ LỜI 5m là gì trong sản xuất và kinh doanh appeared first on lagithe.info.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Quy hoạch đất 1/500 là gì – Có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng.

Nhiều người khi mua đất dự án đều nghe đến quyết định 1/500, nhưng lại không biết quyết định 1/500 là gì, ảnh hưởng ra sao.

Dân trong nghề nhà đất không mấy xa lạ với câu hỏi quy hoạch đất 1/500 là gì. Nhưng một số người mua và sở hữu đất vẫn đang nghĩ nó theo hướng mơ hồ không định rõ được. Việc này làm ảnh hưởng đến quá trình mua bán đất hiện nay trong thị trường. Hôm nay, lagithe sẽ vén bức màn mơ hồ này cho các bạn với bài viết tìm hiểu quy hoặc đất 1/500 sau đây.

Thuật ngữ quy hoạch đất 1/500 là gì hiện nay?

Đây chính là cơ sở, là sự cụ thể hóa các khu đất được quy hoạch với tỉ lệ 1/2000. Ngoài bản quy hoạch đất 1/500, các nhà quản lý đầu tư xây dựng phải trình báo đầy đủ giấy tờ cấp phép thì mới được tiến hành dự án.

Ngoài ra, bản quy hoạch chi tiết này phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Được giám định đầy đủ rồi mới cấp phép giấy tờ xây dựng cho dự án.

Quy hoạch xây dựng đất 1/500 chi tiết bao gồm:

  • Thông tin quy hoạch chung
  • Quy hoạch vùng
  • Chi tiết quy hoạch
  • Thiết kế đô thị

Trong những phần này phải kèm theo quy hoạch chi tiết đất 1/500 và 1/2000 nữa thì mới đầy đủ. Vậy thì những quy hoạch chi tiết này là gì?

1/500 là gì?

1/500 là gì?

Phân biệt quy hoạch đất 1/500 và quy hoạch chi tiết 1/2000:

Nội dung quy hoạch chi tiết 1/500 luôn đề cập rõ các thông tin :

  • Chi tiết hình dáng công trình hiện diện
  • Từ hệ thống ngầm đến độ cao đều phải có đầy đủ số liệu kỹ thuật.
  • Số dân cư đang sinh sống
  • Mật độ dân cư
  • Tổng số căn hộ – nhà ở có trong khu dân cư trên bản quy hoạch…

Chi tiết và khá kỹ càng. Thế nên, xin được quyết định quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1/500 của chính quyền thật không dễ chút nào. Để xin được, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ đối ứng sau đây.

  • Văn bản đệ trình đề nghị được thẩm định.
  • Công văn phê duyệt của chủ đầu tư
  • Thông tin cơ quan lập quy hoạch đô thị.
  • Chứng chỉ quy hoạch vẫn còn có hiệu lực. Tại một số nơi vẫn dùng văn bản cung cấp thông tin quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
  • Các bảng biểu thống kê chi tiết số liệu.
  • Phần phụ lục tính toán chi tiết kèm hình ảnh minh họa khu quy hoặc.
  • Bản nghiên cứu ranh giới khu quy hoạch
  • Thông tin chi tiết phạm vi khu vực lập quy hoạch theo tỉ lệ 1/500.

Các văn bản phê duyệt phải có bản vẽ thu nhỏ A3 đính kèm các sơ đồ. Lưu ý: các giấy tờ công nhận phải được sự chấp thuận của UBND thành phố.

Quan trọng nhất là quy hoạch chi tiết 1/500 phải :

  • Tỉ lệ với phần quy hoạch đô thị theo tỉ lệ 1/2000.
  • Phù hợp với phần quy hoạch đô thị đã được thông qua trước đó.

Thực tế thì không có sự chênh lệch về quy hoạch giữa tỉ lệ 1/500 và 1/2000. Nhưng nó phân biệt rõ mục đích nội dung và ý nghĩa của hai quy hoặc này. Điều quan trọng là bạn sẽ không được cấp phép xây dựng nếu thiếu 1 trong 2 loại giấy tờ quy hoạch đất này.

Những dự án phải lập quy hoạch đất 1/500

Không phải dự án nào cũng có quy hoạch đất 1/500. Phải dựa trên định hướng lớn của khu vực địa phương để làm căn cứ lập quy hoạch đất 1/500. Như các yếu tố kinh tế xã hội, chương trình xã hội , kế hoạch phát triển của địa phương… Mọi thứ đều phải được kiểm tra xem có ảnh hưởng đến khu vực lập quy hoạch xây dựng hay không.

Thực chất tỉ lệ 1/2000 chỉ là bản quy hoạch chưa có một công trình nào được xây dựng. Gần như nó chỉ mang tính định hướng chung cho toàn khu vực mà thôi.

Thông thường, đất thổ cư được áp dụng với quy hoạch đất 1/500 thông thường. Dựa vào phần này, nghĩa là trên mảnh đất này, bạn được cho phép toàn quyền xây dựng nhà.

Quy hoạch 1/500

Quy hoạch 1/500

Quy hoạch đất 1/500 do cơ quan nhà nước nào phê duyệt?

Các cơ quan có thể phê duyệt quy hoạch đất 1/500 là các cơ quan sau:

  • Đầu tiên là bộ xây dựng. Được phép phê duyệt đất quy hoạch tỉ lệ 1/500 nằm trong thẩm quyền cho phép của chính phủ.
  • Sau đó là đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban này sẽ được phê duyệt các quy hoạch thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
  • Sau cùng mới đến ủy ban nhân dân cấp huyện. Phê duyệt các quy hoạch nông thôn tại địa phương mình nắm quyền.

Khi đã được các cấp này phê duyệt, bạn mới được phép thực hiện các dự án quy hoạch. Chỉ cần quy hoạch đó nằm trong việc xây dựng đô thị mới của thành phố. Chỉ cần hợp pháp lý, minh bạch về mặt giấy tờ là bạn có thể xây dựng trong thẩm quyền dự án.

Hy vọng là những chia sẻ về quy hoạch chi tiết đất 1/500 của lagithe sẽ hữu ích cho bạn. Trong thời gian tới, nếu bạn có ý định mua đất làm nhà hay các dự án. Hãy nhớ theo dõi các nội dung chính sách của địa phương về quy hoạch chi tiết 1/500 là gì? bao gồm những gì? Thông tin này thực sự cần thiết để tránh những khoản phạt không đáng có trong quán trình thi công công trình.

The post Quy hoạch đất 1/500 là gì – Có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng. appeared first on lagithe.info.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Tìm hiểu qty là gì trong việc quản lý hàng hóa doanh nghiệp.

Qty là một từ viết tắt khá thông dụng. Thế nhưng một số người vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó. Mời bạn cùng lagithe định nghĩa xem qty là gì qua chia sẻ sau.

Từ này khá gần gũi với các bạn trong đời sống, nói ra chắc các bạn sẽ bất ngờ về ý nghĩa của nó cho mà xem.

Qty là gì? Mang ý nghĩa như thế nào?

Chúng ta thường thấy từ qty trên các hóa đơn hàng hóa, các giấy tờ thống kê. Đơn giản có thể hiểu qty mang ý nghĩa là một từ chỉ về lượng.

Thực chất, qty chính là viết tắt của từ tiếng anh quantity, dịch ra tiếng việt là số lượng. Dùng trong các hóa đơn, các giấy tờ thống kê để chỉ số lượng của hàng hóa mua, hoặc số lượng chủ thể được thống kê…

Thuật ngữ này thường xuyên được dùng trong quản lý hàng hóa, kỹ thuật.

Qty là gì

Qty là gì

Đi cùng với qty còn có từ nữa cũng khá quen là SKU.

SKU là viết tắt của từ tiếng anh Stock Keeping Unit. Dịch ra tiếng việt là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho, Từ này diễn tả cách phân loại những hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng. Bạn cũng có thể hiểu nó nôm na là “mã hàng hóa”.

Qty và SKU thường đi chung với nhau trong phiếu xuất kho, đơn hàng mua hàng tồn kho.

Không quá khó để biết qty là gì phải không? Thế nhưng, đừng nhầm lẫn quantity và quality nha. Hai từ này có vẻ gần giống nhau về viết tắt, nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau đấy nhé! Cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ, chúc các bạn nhiều sức khỏe và thành công.

The post Tìm hiểu qty là gì trong việc quản lý hàng hóa doanh nghiệp. appeared first on lagithe.info.

Spam link là gì? Tìm hiểu qua chia sẻ của SEO Nam Nguyễn

Spam link là việc xây dựng backlink trỏ về website từ các website khác, các diễn đàn thảo luận, blog comment, … và ở tất cả những nơi mà chỉ cần có thể đặt link.

Spam link còn được gọi là spam bình luận, spam blog hoặc wikispam. Đây là phương pháp xây dựng liên kết thông qua comment, thảo luận trên diễn đàn mà không để lại bất kỳ giá trị nào.

Theo chia sẻ của SEO Nam Nguyễn thì mục đích của spam link là để tăng số lượng liên kết về các landing page hay moneysite nhằm mục đích tăng thứ hạng của trang và cải thiện vị trí trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

Và thứ hạng cao đồng nghĩa là vượt qua các đối thủ, nhiều khách hàng truy cập hơn và từ đó tăng được tỷ lệ chuyển đổi nhiều hơn.

Bắt đầu từ những năm 2003 thì các SEOer đã bắt đầu xây dựng liên kết thông qua hình thức xây dựng thủ công, nhưng hiện nay có rất nhiều công cụ xây dựng liên kết tự động như GSA, …

Và hiện nay có rất nhiều công cụ giúp ngăn chặn và giảm bớt hình thức spam link thông qua comment ví dụ như: Jay Allan đã tạo MT- BlackList , một plugin miễn phí để chống spam link trên các blog.

Nhiều wiki, bao gồm Wikipedia, cũng là nạn nhân của hình thức spam link. Trong khu vực xét duyệt nội dung của Wiki có thể nói tràn ngập Spam, do vậy khâu kiểm duyệt nội dung ở Wiki trở nên vô cùng khó và rắc rối.

Liên kết spam tới website cũng có thể do những hàng xóm thân thiện gay nên nhằm mục đích loại bỏ website ra khỏi công cụ tìm kiếm của Google. Do vậy là cần phải có nhiều biện pháp ngăn chặn và sử dụng ngày Google Disavow để chặn những link xấu để giảm thiểu tác hại tới các website.

 

The post Spam link là gì? Tìm hiểu qua chia sẻ của SEO Nam Nguyễn appeared first on lagithe.info.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Bật mí tư duy 5w1h là gì và ứng dụng phương pháp ra sao ?

Khi đại học ngành kinh tế, bạn gặp khó khăn với những từ ngữ mới lạ, như thuật ngữ 5w1h, cùng lagithe lý giải 5w1h là gì nhé.

Hy vọng là sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc lâu nay của mình.

5w1h là gì trong các môn học ngành kinh tế?

Nói đến 5w1h phải nhắc đến các nhà Marketer đại tài trong các hoạt động kinh doanh. 5w1h chính là một kỹ thuật tư duy cực kỳ quan trọng trước khi soạn thảo bản kế hoạch Marketing và thực hiện nó. Và điều này bắt buộc phải có nếu bạn đang làm trong lĩnh vực marketing.

Tư duy 5w1h

Tư duy 5w1h

Diễn giải ý nghĩa của 5W1H

5W1H là viết tắt của 6 từ trong tiếng anh, gần gũi và khá quan trọng.

  • Những gì cần làm để đạt được mục tiêu – WHAT
  • Bạn muốn hướng đến khách hàng loại nào? Ai là dạng khách hàng đó? – WHO
  • Nơi sinh sống của khách hàng bạn muốn giới thiệu là ở đâu ? – WHERE
  • Tại sao bạn cần đưa ra những kế hoạch marketing này ? – WHY
  • Bạn dự tính triển khai vào thời điểm nào? – WHEN
  • Để thực hiện kế hoạch thì bạn cần làm gì? – HOW

Bạn thấy rằng một đường xương sống được hình thành cho marketer từ 5w1h. Họ sẽ định hình được cách thức xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể của kế hoạch là làm gì. Đặc biệt là cần làm những gì để thực hiện được bản kế hoạch marketing đã đề ra.

5w1h giúp người lập kế hoạch tự phủ định những điều họ đưa ra trong kế hoạch. Tư duy định hình lại và kết quả trắc nghiệp qua 5w1h là hoàn toàn chính xác. Nó là cách giảm thiểu những ngộ nhận tự cho những ý kiến và lý lẽ mà bản thân đưa ra là đúng của người lập kế hoạch. Điều này là tai hại lớn và khiến bạn nhận sự thất bại.

Diễn giải 5W1H

Diễn giải 5W1H

Cơ bản là bản kế hoạch chỉ mang tính dựa trên cảm tính, cũng không được đánh giá cách khác quan. Thế nên, 5w1h sẽ đưa ra nhận định và cách nhìn hoàn toàn khác trước khi quyết định làm hay không. Góc nhìn này thực sự là chìa khóa cho các nhà marketing.

5w1h là gì không phải là học thuyết đơn giản và dễ hiểu. Nó là một giá trị xuyên suốt trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống như thuyết trình, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt hơn là chìa khóa cho quản trị doanh nghiệp và ghi nhớ các sự kiện xảy ra.

Từng bước chinh phục đỉnh cao marketing với 5w1h thì không gì phải lo lắng! Chúc bạn thành công trên con đường marketing sản phẩm của mình. Nếu có đóng góp thêm cứ chia sr với lagithe nha bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

The post Bật mí tư duy 5w1h là gì và ứng dụng phương pháp ra sao ? appeared first on lagithe.info.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Điểm mạnh của hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K là gì?

Ngày nay, cửa hàng tiện lợi đã trở thành thói quen của người tiêu dùng, điển hình nhất chính là Circle, vậy lí do được yêu thích của Circle K là gì?

Cuộc sống hiện đại, tác phong công nghiệp khiến mỗi người chúng ta bận rộn hơn. Sẽ hơi khó cho việc phải đi chợ mua đồ ăn sáng sớm nấu nướng cho gia đình. Thay vào đó, chúng ta tìm đến các cửa hàng tiện ích nhiều hơn. Trong đó, một thương hiệu được nhắc tới khá nhiều là Circle K. Hôm nay, lagithe sẽ bật mí cho các bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của Circle K qua chia sẻ sau.

Circle K là gì? Vài nét về sự hình thành của Circle K?

Circle K là một thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi tiếng của Mỹ, hình thành tại bang Texas năm 1951. Thương hiệu này nổi tiếng về dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời và chất lượng sản phẩm trên toàn thế giới. Với hơn 15.000 cửa hàng, hệ thống Circle K thực sự khiến bạn bất ngờ.

  • Tại Mỹ, Na Uy, Canada, Đan Mạch & Đông Âu : circle K có hơn 13.000 cửa hàng. Hầu hết ở những quốc gia này đều có công ty điều hành trực tiếp của thương hiệu đặc biệt này.
  • Và hiện có 1500 cửa hàng tại 15 quốc gia được Circle K nhượng quyền hoạt động trên toàn thế giới. Các nước có thể kể đến là : Costa Rica, đảo Guam, Hy Lạp, Honduras, Mexico. Tại Châu Á : Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Trung Quốc, Hồng Kông, Macau, Mông Cổ. Các nước trong khối Asian : Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Philippines, Indonesia.

Bạn có thể theo dõi những thông tin này về Circle K tại trang web : www.circlek.com.

Đến với Circle K, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng về sự tiện lợi mua sắm và những trải nghiệm thú vị khi đến tham quan hệ thống này.

Thương hiệu Circle K

Thương hiệu nổi tiếng thế giới Circle K

Hệ thống cửa hàng Circle K tại Việt Nam

Được thương hiệu của Circle K Mỹ nhượng quyền. Circle Việt Nam nhanh chóng hòa nhập cùng thị trường. Phát triển nhanh chóng các cửa hàng và lĩnh vực này được chú trọng gần như triệt để. Đến với hệ thống Circle K, tin chắc bạn nhận được sự hài lòng.

Khai trương cửa hàng đầu tiên vào 20 tháng 12 năm 2008. Hệ thống đang phát triển mạnh, số cửa hàng hiện nay là 300. Hệ thống cửa hàng có mặt hầu hết tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Các cửa hàng tiện lợi tiêu chuẩn quốc tế được người dân nhiệt tình đón nhận đón nhận.

Circle K tin chắc sẽ  ngày càng phát triển mạnh mẽ và vững mạnh hơn.

Cửa hàng Circle K

Cửa hàng Circle K

Các chuẩn mực của Circle K tại Việt Nam

Circle luôn đặt nhu cầu của khách hàng ưu tiên hàng đầu.

  • Cam kết dịch vụ : Thân thiện, nhanh chóng, đầy đủ và tươi vui với khách hàng. Gói gọn 4 chữ F mục tiêu.
  • Sứ mệnh : Mang đến không gian thân thiện, mua sắm đáng tin cậy và thú vị cho khách hàng mọi lứa tuổi. Mặt hàng với nhiều món ăn phong phú. Đặc biệt là dịch vụ đa dạng và nhanh chóng cho tất cả các đối tượng khách hàng. Hài lòng của khách là mục tiêu phấn đấu của Circle K.
  • Tầm nhìn : mục tiêu hướng đến của Circle K chính là trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng nhất tại Việt Nam .

Nhận định về circle K là gì sẽ do bạn tự cảm nhận và đánh giá. Nếu có thời gian, bạn hãy ghé thăm cửa hàng tiện lợi này. Sau đó chia sẻ những cảm nhận tốt nhất cho lagithe nhé!

The post Điểm mạnh của hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K là gì? appeared first on lagithe.info.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

B/L là gì – Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu như thế nào?

Mỗi khi chuyển hàng hóa đi đâu, bạn thường được nghe về B/L, nhưng lại không thật sự hiểu được b/l là gì, cùng tìm hiểu nhé.

Mỗi lần gửi thư từ hay vật phẩm đi cho người thân. Bạn đều được nhân viên bưu điện hoặc thư tín gửi cho một tờ giấy, người ấy bảo “anh giữ b/l kỹ nha”. Tò mò mãi vẫn chưa hiểu được tờ giấy b/l là gì? Có ý  nghĩa như thế nào? Hãy để lagithe hỗ trợ bạn nhé!

B/l là gì? Mang ý nghĩa gì trong chuyển phát hàng hóa và chứng từ?

Định nghĩa

Đầu tiên, bạn cần hiểu b/l là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh “bill of lading”. Dịch ra tiếng việt đơn thuần mang ý nghĩa “vận đơn”. Chứng từ này là một giấy tờ quan trọng nhất của hàng hóa hoặc chứng từ trong quá trình vận chuyển.

Vai trò của b/l là gì?

Cần nói rõ về mục đích của b/l để bạn hiểu, b/l bao gồm 3 vai trò sau:

  • Receipt of Goods: nghĩa là biên nhận hàng hóa. Chứng minh là nhà vận chuyển đã nhận hàng của bạn.
  • Document of Title to the goods: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hàng hóa.
  • Evidence of Contract of Carriage : đây là bằng chứng chứng minh đã có hợp đồng chuyên chở giữa các bên liên quan.

Bill of lading là gì

Bill of lading là gì

Diễn giải vai trò của b/l

Nghe về 3 vai trò trên có vẻ mơ hồ với bạn, lagithe sẽ giải thích kỹ càng hơn cho bạn nha.

B/L là một biên nhận hàng hóa

Nhà vận tải hàng hóa cho bạn là đại lý vận chuyển – Forwarder Agent, hãng tàu – Carrier… Sẽ gửi cho người giao hàng  – shipper một cái B/L được phát hành bởi họ. Chứng từ này có ý nghĩa là một giấy tờ giao nhận, biên nhận xác nhận đã nhận hàng hóa từ người gửi hàng.

B/L là Document of Title to the goods – một chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa

Vai trò này được hiểu là người nắm giữ b/l có thể được chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. Về điều này, trong thực tế sẽ phát sinh một số loại b/l thông dụng. Trong đó, có một số loại quan trọng mà ta cần lưu ý:

  • Vận đơn đích danh – Straight b/l: là loại bill không thể chuyển nhượng. Nó được phát hành các bản original (bản gốc) cho một người nhận hàng duy nhất định sẵn. Ngoài người nhận hàng có tên trên B/L (named consignee) thì không ai có thể nhận được hàng hóa khi nó đến nơi. Loại bill này không thể chuyển nhượng cho ai hết, trên bill thường có cụm từ NON-TRANSFERABLE hoặc NON-NEGOTIABLE.
  • Seaway b/l hoặc Express b/l: loại b/l này không phát hành bản gốc nào hết. Nó được phát hành cho người gửi hàng định sẵn và cũng không thể chuyển nhượng được. Trừ người có tên trên bill thì không ai nhận được hàng hóa này.
  • Vận đơn theo lệnh – NEGOTIABLE B/L hay Order B/L: thường được phát hành bản gốc. Trên bill sẽ thể hiện thông tin gửi đến là ”TO ORDER OF SHIPPER”, “TO ORDER”, “TO ORDER OF XYZ BANK”. B/l được làm liên quan đến phương thức thanh toán của cả hai bên mua và bán thông qua LC từ ngân hàng. LC là từ được viết tắt của Letter of Credits.

B/l mang ý nghĩa là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở – Evidence of Contract of Carriage

Cần nhắc đến một sự lầm tưởng nguy hiểm về vai trò của B/L. Một số ý kiến vẫn cho rằng b/l chính là hợp đồng mua bán giữ người mua hàng – buyer và người bán hàng – seller. Một số khác thì cho rằng là hợp đồng chuyên chở giao kết giữa người chủ hàng – shipper và người vận chuyển Forwarder Agent hay Carrier. Thế nhưng, cả hai ý nghĩa này đều không đúng đâu nhé!

Hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán được gọi là Sale contract. Nó được thiết lập khi người mua hàng và người bán hàng thỏa thuận các điều khoản, xác nhận hàng hóa được trao đổi. Hợp đồng này được lập trước khi hàng hóa được vận chuyển với đầy đủ điều khoản quy định của nó.

Còn người gửi hàng và nhà vận chuyển đã làm hợp đồng ngay khi họ trao đổi về booking confirmed. Người chủ hàng sẽ gửi yêu cầu booking confirmed đến hãng vận tải xác nhận vận chuyển hàng hóa từ điểm nhận đến điểm giao. Trên hợp đồng vận chuyển này sẽ quy định rõ lượng hàng, thời gian, giá vận chuyển… Còn b/l thì không quy định chặt chẽ như vậy.

Từ nhận định trên, vai trò của b/l chỉ là bằng chứng. Nó chứng minh cho hợp đồng chuyên chở giữa hãng vận tải và bên thuê vận tải. Chứng từ này chứng tỏ có diễn ra sự vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng của người bán và người mua. Sau khi lên hợp đồng mua bán và gửi yêu cầu booking confirmed thì mới có chứng từ b/l.

Bạn cần phân biệt rõ những vai trò của b/l thì mới có hướng dùng đúng mục đích được. Tránh những suy nghĩ không đúng làm ảnh hưởng quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh cũng như khi thuê đơn vị vận tải.

Nội dung trên bill

Nội dung trên bill

Đến đây chắc bạn đã hiểu b/l là gì cách rõ ràng hơn rồi nhỉ? Từ b/l được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đặc biệt là những hợp đồng mua bán có tính chất vận chuyển lượng lớn. Nếu bạn đang tìm hiểu ngành này thì nên tìm hiểu thật kỹ. Cần lưu ý những nội dung trên b/l để áp dụng cho đúng.

Chúc bạn sớm thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu! Ngành này hiện đang hot nhất Việt Nam. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại trong những bài viết sau.

The post B/L là gì – Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu như thế nào? appeared first on lagithe.info.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Sàn upcom là gì – Cách thức kiếm tiền như thế nào ?

Upcom vẫn là một khái niệm khá mới với nhiều dân kinh doanh dù đã xuất hiện khá lâu trên thị trường. Cùng lagithe tìm hiểu về upcom là gì trong thị trường hiện nay.

Upcom là gì? Thị trường chứng khoán hay sân chơi kinh doanh?

Upcom là tên gọi tắt của sàn chứng khoán upcom. Sàn chứng khoán này tên nguyên bản tiếng anh là Unlisted Public Company Market. Tiếng việt dịch ra có nghĩa là các công tỵ đại chúng chưa lên sàn chứng khoán.

Hàng hóa chủ yếu của chứng khoán upcom là các trái phiểu, cổ phiếu. Chúng được chuyển đổi đến từ các công ty đại chúng không được niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán. Nơi tổ chức upcom là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Trên thị trường sàn giao dịch upcom, bạn muốn đăng ký giao dịch thì phải bao gồm 2 tiêu chí sau:

  • Phải là công ty đại chúng không niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.
  • Chứng khoán của công ty phải được đăng ký lưu ký ở trung tâm lưu ký

Mọi công ty không đủ điều kiện 2 tiêu chí này đều không được tham gia sàn upcom.

upcom là gì

Upcom là gì

Hướng dẫn giao dịch trên sàn upcom

Sàn upcom giao dịch tương đối đơn giản với hai hình thức chính như sau:

Thỏa thuận mua bán thông thường

  • Hình thức này là sự tự thỏa thuận giá của bên bán và bên mua cùng điều kiện giao dịch.
  • Sau khi chốt thông tin, người đại diện giao dịch sẽ nhập thông tin lên hệ thống đăng ký giao dịch. Rồi chờ đợi hệ thống xác nhận lại giao dịch.

Hình thức thỏa thuận điện tử

Bên đại diện giao dich sẽ nhập các điều kiện xác định, lựa chọn lệnh và nhập lệnh đối ứng. Miễn sao phù hợp với phương thức giao dịch đã thỏa thuận là được.

Những lưu ý khi giao dịch trên sàn upcom

  • Tối thiểu khối lượng giao dịch trên sàn upcom 1 lần là 10 trái phiếu hoặc cổ phiếu.
  • Trái phiếu không quy định đơn vị yết giá, nhưng cổ phiếu thì đơn vị là 100 đồng.
  • Mệnh giá 1 trái phiếu là 100,000 VND; còn cổ phiếu thì mệnh giá 10,000 VND.
  • Sàn giao dịch diễn ra từ 10 giờ buổi sáng đến 3 giờ chiều các ngày làm việc trong tuần.

Cơ cấu doanh nghiệp trên sàn upcom

Cơ cấu doanh nghiệp trên sàn upcom

Ý nghĩa đặc biệt của sàn chứng khoán upcom

Sàn chứng khoán upcom mang lại những ưu thế cho người tham gia đầu tư đáng chú ý. Cụ thể là

  • Sàn có sự quản lý tập trung thực hiện giao dịch.
  • Nhà đầu tư sẽ được bảo vệ quyền lợi theo quy định pháp luật.
  • Thông tin giao dịch chứng khoán được công bố công khai, minh bạch. Các công ty nào niêm yết giá bán chứng khoán hoặc trái phiếu cũng được công bố.
  • Nhà đầu tư khi nhận được thông tin trên sàn sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin nhiều hơn. Từ đó có thể quyết định chính xác các cổ phiếu nào mình muốn mua hoặc bán.
  • Đây là thị trường mang tính hiệu quả cao. Đồng thời an toàn cho các nhà đầu tư chứng khoán khi tham gia thị trường.

Ý nghĩa sàn chứng khoán upcom

Ý nghĩa sàn chứng khoán upcom

Hy vọng những chia sẻ về chứng khoán upcom là gì khiến bạn hài lòng. Dự đoán trong tương lai, thị trường này sẽ ngày càng lớn mạnh và đi đầu trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay. Chúc bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình sắp tới.

The post Sàn upcom là gì – Cách thức kiếm tiền như thế nào ? appeared first on lagithe.info.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

D/O là gì – Phí d/o thực chất là gì trong xuất nhập khẩu.

D/O là gì vẫn còn là khái niệm lạ với nhiều người. Thuật ngữ này sử dụng khá nhiều trong ngành xuất nhập khẩu, rất quan trọng với các loại hàng hóa.

Cùng lagithe tìm hiểu thêm thông tin về loại chứng từ này qua bài viết bên dưới nhé!

Khái niệm D/O là gì?

D/O thực chất là viết tắt của cụm từ tiếng anh delivery order. Tiếng việt nghĩa là lệnh giao hàng. Đây là một trong những chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ nhận hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải trình loại giấy từ này cho giám sát kho hàng – nơi cảng đến. Nếu không có chứng từ này, người nhận hàng sẽ không thể rút hàng ra khỏi container, kho hàng, bãi chứa…

Hiểu một cách đơn thuần, lệnh giao hàng này chỉ xác định người đang giữ hàng, giao hàng cho người nhận hàng – consignee. Thông tin này chỉ rõ trong lệnh giao hàng, ấn định ai là người nhận và chỉ có người đó mới có quyền nhận hàng.

Doanh nghiệp muốn nhận được hàng phải có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu, lệnh giao hàng. Sau đó mới có thể nhận được hàng từ người đứng tên trên bill gửi hàng – shipper.

Nội dung D/O

 

Nội dung D/O

Có mấy loại D/O – lệnh giao hàng?

Thường thì khi học ở giảng đường, các bạn sẽ chưa hình dung được các loại D/O. Và làm thế nào để nhận được hàng bằng D/O này. Thực tế khi các bạn vận hành, bạn sẽ thấy được là trong nhiều trường hợp có D/O nhưng vẫn không lấy được hàng. Tạo sao vậy?

Ngoài D/O sẽ còn những chứng từ bạn đang thiếu mà chỉ khi có D/O bạn mới biết mình thiếu gì. Chúng ta cùng đi vào phần phân loại D/O sau để hiểu rõ hơn về điều này.

D/O của nhà vận tải – forwarder

Lệnh giao hàng này được hiểu là của nhà vận chuyển là các đại lý. Đại lý chuyển hàng sẽ phát hành D/O, nội dung là yêu cầu người giữ hàng chuyển hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu – consignee. Thế nhưng, cần làm rõ là đại lý chuyển hàng không phải là người đứng tên trên bill. Và đương nhiên là consignee không thể chỉ dùng lệnh này lấy hàng, nó cần phải có những chứng từ khác đi kèm theo.

D/O do hãng tàu phát hành

Lệnh này do hãng tàu phát hànn, nội dung yêu cầu người giữ hàng – cụ thể là forwarder giao hàng cho ai đó. Mối quan hệ tay ba này sẽ được hình dung như sau:

  • Hãng tàu gửi yêu cầu cho đại lý vận chuyển – forwarder. Đại lý vận chuyển sẽ được hãng tàu giao hàng cho họ (chuyển quyền giao hàng).
  • Khi đã có trong tay lệnh giao hàng của hãng tàu, đại lý vận chuyển sẽ giao hàng lại cho doanh nghiệp nhập hàng. Nhưng bộ lệnh giao hàng này phải đi kèm bill gốc do hãng tàu phát hành thì doanh nghiệp mới có thể nhận hàng được.

Hiểu một cách đơn giản là nếu bạn là nhà nhập khẩu. Bạn sẽ phải có đủ bộ chứng từ là D/O của hãng tàu, D/O của nhà vận chuyển được hãng tàu ủy quyền. Khi đó bạn mới được nhận hàng. Nếu thiếu những chứng từ chứng minh mối quan hệ tay ba này thì bạn cũng không nhận hàng được. Đây cũng là ví dụ điển hình của trường hợp “cầm D/O trong tay mà vẫn không nhận được hàng”.

D/O của hãng tàu

D/O của hãng tàu

Lưu ý các trường hợp đặc biệt có thể xảy ra:

Lệnh nối của feeder để nhận hàng

Trường hợp này, người nhận hàng cần thêm một D/O nối của feeder mới có thể nhận được hàng. Thường thì áp dụng khi nhà vận chuyển sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa. D/O này không cần bản gốc mà chỉ cần photocopy là được. Và người cung cấp cho doanh nghiệp nhận hàng lệnh này không ai khác ngoài đơn vị nhận vận chuyển hàng – forwarder.

Chỉ cần lệnh giao hàng của forwarder

Trường hợp này mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu. Vì sao vậy? Bạn sẽ thấy trường hợp này forwarder có vai trò là đại lý – AS AGENT của hãng tàu. Họ ký tên trên D/O dưới vai trò này. Và đương nhiên mặc định D/O này tương đương D/O của hãng tàu, có thể nhận hàng ngay.

Không quá khó để hiểu ý nghĩa D/O là gì? Nhưng vận dụng nó vào cuộc sống không phải là dễ đâu nhé! Cần phải thực hành thật nhiều, hiểu sâu thì bạn mới thuần thục được. Chúc bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

The post D/O là gì – Phí d/o thực chất là gì trong xuất nhập khẩu. appeared first on lagithe.info.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

2hand là gì – Có nên mua hàng 2hand hay không ?

Trong tiêu dùng, chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “2 hand” khi nói về những món hàng đẹp và còn tốt, nhưng bạn đã thực sự biết 2hand là gì chưa?

Nghĩa của 2 hand là gì?

2 hand thực chất là cái tên viết tắt, cách viết gọn của từ second hand. Từ second hand theo cách hiểu của người Việt là hàng thùng. Mặt hàng này bao gồm nhiều loại như giày dép, quần áo, túi xách, đồng hồ, phụ kiện đồ dùng…

Hàng second hand về cơ bản là hàng đã sử dụng, đã qua tay người khác dùng và họ muốn bán lại cho người cần mua. Mặt hàng này khá rẻ, nhưng mẫu mã lại khá đa dạng và phong phú. Được gom từ những nước láng giềng xung quanh Việt Nam. Mẫu mã không mới nhưng hợp xu thế, thích hợp cho nhiều người dân Việt. Từ người bình thường cho đến sinh viên và dân văn phòng đều ưa thích loại hàng hóa này.

Hàng second hand

Hàng second hand

 

Dùng hàng 2 hand có tốt không? Tại sao nên chọn hàng second hand?

Mặt hàng này trên thực tế đã không còn như mới ban đầu. Nhiều loại còn có một vài chỗ hư hỏng đã được may, chỉnh sửa lại. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thích là được. Đúng không nào? Hihi…

Gu thẩm mỹ hạng trung, nhưng chỉ cần có con mắt tinh tường chút là bạn sẽ chọn được cho mình món đồ ưng ý. Hàng second hand về mặt nào đó cũng rất tốt, đạt được yêu cầu người mua. Bạn có thể chọn mua hàng second hand với những lý do sau :

  • Bạn sẽ có thể mua được hàng hiệu với giá cực rẻ.
  • Phù hợp túi tiền sinh viên của bạn, giá cả cũng phải chăng và cảm thấy trả đúng giá.
  • Hàng second hand có những loại không còn sản xuất nữa. Hoặc có những loại khó kiếm thấy trên thị trường. Nhưng mẫu mã lại hết sức phong phú và đa dạng với xu thế thời trang hiện tại.

Hàng thùng đẹp và hợp xu thế

Hàng thùng đẹp và hợp xu thế

Mua hàng second hand thì có những khó khăn gì?

Tuy mua được món mình thích, nhưng bạn cũng cần cẩn thận với hàng second hand.

  • Hàng 2hand có chất lượng kém.
  • Gặp phải những tay buôn hàng lừa đảo.
  • Người nào mới mua sẽ rất khó chọn đồ, không biết nên lấy những kiểu nào, loại nào.
  • Hàng bán chưa qua giặt ủi, vệ sinh lại, bị bẩn và có mùi hôi ẩm mốc.

Những địa điểm bạn có thể mua hàng second hand

Bạn nên chọn mua mặt hàng này ở những nơi có uy tín, đáng tin cậy và chuyên về mặt hàng này. Những địa chỉ bạn nên chọn mua là phố Kim Mã, Nguyễn Trãi, Đội Cấn và Đê la Thành …

Các bạn sinh viên dễ chọn hàng second hand

Các bạn sinh viên dễ chọn hàng second hand

Những chia sẻ về hàng 2 hand là gì có thể sẽ giúp ích được nhiều cho bạn. Chúc bạn luôn tìm được mặt hàng mình muốn mua phù hợp gu thời trang hiện đại nhé!

The post 2hand là gì – Có nên mua hàng 2hand hay không ? appeared first on lagithe.info.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

eta là gì – Được sử dụng như thế nào trong vận tải ?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, các bạn sẽ được làm quen với từ eta và etd. Và nhận định về eta là gì với nhiều bạn vẫn là dấu chấm hỏi.

Lagithe sẽ giúp bạn lý giải cho dấu chấm hỏi này nhé! Cùng đi vào phần chia sẻ bên dưới.

Eta là gì trong ngành xuất nhập khẩu?

Eta là một từ tiếng anh, nó là viết tắt của cụm từ Estimated Time of Arrival . Nghĩa tiếng việt là thời gian dự kiến tàu cập bến.

Trong vận tải, eta có ý nghĩa như thế nào?

Nếu như ở trên, dịch sát nghĩa tiếng anh, eta là ngày tàu đến dự kiến. Thì trong vận tải hiện nay, nó có ý nghĩa trong cả vận chuyển đường biển, đường sông và nhiều phương tiện khác.

Ngày càng có nhiều loại hình vận tải phát triển rất mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong đó, vận chuyển đường biển, đường hàng không được lưu ý khá nhiều. Lịch sử vận tải đường biển được hình thành và phát triển từ rất lâu. Nó được đặt nền móng để kết nối giao thương giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế thương mại.

Để đảm bảo được quá trình giao thương diễn ra đúng tiến độ và thuận lợi, nhiều nhiều doanh nghiệp đã có thể thực hiện việc thuê tàu biển. Thông qua các hãng tàu và doanh nghiệp vận tải, nhà kinh doanh có thể đặt đúng chuyến tàu theo lịch trình mình muốn.

Trong buôn bán quốc tế, hầu như vận tải biển có thể vận chuyển được tất cả các mặt hàng. Dù to lớn hay đặc biệt, phương thức vận chuyển này cũng được ưu tiên nhiều nhất. Các bạn sẽ thường thấy ký hiệu eta trong các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu. Ký hiệu này để bên mua biết và lấy hàng hóa theo đúng thời gian.

Eta là gì trong vận tải đường biển

Trong vận tải đường biển, eta được sử dụng như thế nào?

Những điều khoản sẽ được thực hiện giữa hai bên khi đã ký kết hợp đồng vận chuyển đường biển

  • Tàu sẽ đến cảng nhận hàng, xếp hàng sau thời gian ký kết hợp đồng : ta dùng điều khoản “Prompt”.
  • Tàu sẽ xếp hàng ngay sau ngày ký kết hợp đồng : điều khoản “Promptismo”
  • Sau vài giờ ký hợp đồng, tàu phải xếp hàng ngay : điều khoản “Spot promt”

Và chủ tàu cho thuê phải thông báo thời gian dự kiến xếp hàng lên tàu cho người thuê, ngay sau khi đã ký kết hợp đồng. Thời gian này được ký hiệu là ETA.

eta là gì

Không quá khó để hiểu eta là gì. Thời gian này tuy chỉ là dự kiến, nhưng khá quan trọng trong vận chuyển đường biển. Những chuẩn bị cho hàng hóa đi đúng tiến độ sẽ giúp đối tác tin tưởng đặt hàng với bạn. Chúc bạn thành công với công việc kinh doanh của mình.

The post eta là gì – Được sử dụng như thế nào trong vận tải ? appeared first on lagithe.info.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

3P là gì – Ưu và nhược điểm khi tính lương bằng phương pháp này

3p được nhắc nhiều trong lĩnh vực hành chính nhân sự, là một từ viết tắt về tiêu chí tuyển dụng, quản lý nhân viên mới trong thời đại hiện nay, vậy 3p là gì?

Theo đó, nhà quản lý dựa theo những tiêu chí sẵn có để bao quát được hiệu quả công việc của từng nhân viên cấp dưới. Cùng lagithe tìm hiểu qua những chia sẻ sau nhé.

Thu nhập 3p là gì hiện nay?

Các công ty việt nam hiện nay đang áp dụng khá nhiều cơ chế lương 3p. Được xem là phương pháp quản lý nhân viên khá hiệu quả. Lương 3p mang mục tiêu hướng tới sự công bằng nội bộ và thị trường trong việc trả lương cho nhân viên. Nhằm đánh giá được khả năng cũng như đảm bảo việc giữ chân, thu hút nhân lực, tạo động lực cần thiết cho người lao động.

Cơ chế 3P bao gồm những gì?

3P là viết tắt của 3 từ tiếng anh gần gũi trong tuyển dụng

  • Quy chế trả lương nhân viên theo vị trí tuyển dụng : Pay for Position
  • Trả lương nhân viên theo cá nhân : Pay for Person
  • Trả lương theo kết quả, hay còn gọi là hiệu quả hoàn thành công việc : Pay for Performance

3P là gì

Những lợi ích khi sử dụng cơ chế lương 3p hiện nay

Đảm bảo chế độ công bằng nội bộ trong cơ chế lương

Gần như các quy định trả lương trước đây không giải thích được hết các thắc mắc của người lao động. Chế độ 3p mang lại hiệu quả khác hoàn toàn. Nó có thể giải thích được tại sao vấn đề lương các vị trí và các nhân viên phải khác nhau.

Người lao đông có thể nhận thức được các vấn đề về lương? Làm sao để có thu nhập tốt với mức lương hưởng cao hơn hiện tại. 3p mang đến việc khuyến khích nhân viên phấn đấu, cạnh tranh. Nhằm mang lại hiệu quả công việc cao chó chính họ. Và đối với doanh nghiệp đây cũng là một việc tốt cho sự phát triển của công ty.

Xác định mức lương công bằng cho người lao động

Dựa vào mức lương mà thị trường đang trả cho từng vị trí công việc, quy mô của doanh nghiệp, công ty. Từ đó xác định mức lương trả cho người lao động được công bằng so với thị trường chung.

Giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí tốt hơn

Phương pháp trả lương 3p giúp cho nhân viên chủ động hơn với hiệu quả công việc của mình. Họ sẽ tự đề xuất những đóng góp mang tính xây dựng. Đồng thời hạn chế các hiệu quả xấu, các rủi ro dễ mắc phải. Từ đó nâng cao năng suất làm việc, hiệu quả đạt được cũng tốt hơn.

Nếu trước đây doanh nghiệp phải dự toán những chi phi dự phòng rủi ro nhiều. Thì giờ đây, 3p mang lại giới hạn những chi phí đó thấp hơn. Doanh nghiệp tùy vào tình hình kinh doanh của mình ở từng thời điểm, đưa ra những khoản lương phù hợp.

Cơ chế lương 3P

Dù là tiêu chí nào, nhà tuyển dụng cũng nên cân nhắc những phương pháp tuyển nhân sự sao cho hiệu quả. Người làm quản trị con người cần dung hòa được lợi ích của người sử dụng lao động và nhu cầu thiết yếu của người lao động. Cố gắng với mục tiêu cuối cùng là giúp công ty phát triển bền vững và lớn mạnh. Bên cạnh đó, đời sống nhân viên được đáp ứng đúng nguyện vọng.

Hiện nay vẫn còn khá nhiều người lao động và doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ 3p là gì. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về cơ chế này. Một cơ chế tiền lương hợp lý, người lao động được trả công xứng đáng. Và doanh nghiệp cũng thoải mái vì công ty phát triển lớn mạnh hơn.

The post 3P là gì – Ưu và nhược điểm khi tính lương bằng phương pháp này appeared first on lagithe.info.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

LC là gì – Nội dung và ý nghĩa ra sao trong kinh doanh.

Những bạn học kinh doanh chắc hẳn không còn xa lạ với cụm từ LC. Thế nhưng, với những bạn vừa chập chững vào công việc thì lc là gì vẫn là một câu hỏi mở.

Chưa thể hình dung được hết vấn đề về LC. Bài viết hôm nay lagithe chia sẻ nhiều hơn để bạn có cái nhìn rõ về lc.

LC đơn thuần là một từ viết tắt, nhưng ý nghĩa của nó như thế nào?

Trong kinh doanh thì lc là gì?

LC trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là thanh toán quốc tế, là từ viết lắt của Letter of Credit. Một từ tiếng anh mang nghĩa tiếng việt là tín dụng thư, hoặc thư tín dụng của những nhà kinh doanh quốc tế.

Nhắc đến đây cần phải nói nhiều đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo yêu cầu của người nhập khẩu và người bán, ngân hàng thanh toán sẽ phát hành thư tín dụng. Người mua và người bán cam kết thanh toán cho nhau một khoản tiền kèm theo các điều kiện.

Điều kiện này quy định thời gian nhất định, người mua sẽ thanh toán cho người bán một khoản tiền nhất định. Khi … người bán xuất trình một bộ chứng từ hợp lệ theo quy định trong LC đã đề cập.

Nói đúng hơn, lc chính là thư ngân hàng lập ra, cam kết về việc trả tiền cho người xuất khẩu.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ này được dùng phổ biến trong thương mại quốc tế. Nó là cầu nối lợi ích và an toàn cho hai bên mua và bán, đảm bảo thanh toán cho cả hai bên.

Người nhập khẩu thông qua hình thức lc áp dụng những chuẩn mực thanh toán quốc tế. Cũng nhắc đến cho các bạn chuẩn mực hiện hành là UCP 600. Đây là các quy tắc và thực hành thống nhất của Phòng thương mại quốc tế phát hành cho phần tín dụng chứng từ.

lc

LC tín dụng được dùng phổ biến hiện nay

Đã làm trong lĩnh vực thương mại quốc tế, chắc ko xa lạ với những loại tín dụng sau:

  • Reciprocal LC : nghĩa là “Thư tín dụng đối ứng”
  • Transferable LC : dịch ra là Tín dụng có thể chuyển nhượng
  • Revocable LC : loại thư tín dụng có thể hủy bỏ
  • Red Clause LC : Tín dụng có gắn những điều khoản đỏ
  • Confirmed LC : thư tín dụng cần xác nhận
  • Revolving Letter of Credit : loại tín dụng thư mang tính tuần hoàn
  • Back to Back LC : tín dụng thư buộc phải có giáp lưng
  • Irrevocable LC : thư tín dụng tuyệt đối không được hủy ngang
  • Standby Letter of Credit : loại thư tín dụng mang tính dự phòng.

LC thường mang những nội dung chính là gì?

Một LC thông thường sẽ mang những nội dung chủ yếu sau:

  • Loại LC mở yêu cầu
  • Địa điểm mở LC
  • Số hiệu LC
  • Thông tin ngày mở LC
  • Loại tiền quy định trong LC
  • Số tiền phải trả trong LC
  • Thông tin các bên tiến hành mở LC : người đê xuất mở, ngân hàng mở và thanh toán, bên được hưởng lợi… Thông tin này cần đủ địa chỉ, tên chính xác, chức danh…
  • LC có hiệu lực bao nhiêu ngày?
  • Thời gian giao hàng
  • Thời gian trả tiền
  • Thông tin về hàng hóa : số lượng, tên hàng, trọng lượng (nếu có), quy cách đóng gói…
  • Quy định giao hàng : nơi giao và nhận hàng, điều kiện giao hàng phải theo …
  • Người hưởng lợi trong LC phải xuất trình những chứng từ gì? Hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa …
  • Thông tin cam kết của ngân hàng thanh toán, ngân hàng mở LC.
  • Các thông tin khác liên quan.

thanh toán LC

LC là gì không phải là câu hỏi mới. Thậm chí nó gần gũi hàng ngày với chúng ta. Thế nhưng, không ít những nhà kinh doanh quên mất vai trò của LC trong các thương vụ mua bán. Nó không chỉ đảm bảo vai trò của người mua và bán mà còn là cơ sở để thanh toán, đền bù hợp đồng. Đảm bảo cho các thương vụ mua bán thành công.

The post LC là gì – Nội dung và ý nghĩa ra sao trong kinh doanh. appeared first on lagithe.info.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Iso là gì và hiện nay có bao nhiêu loại tiêu chuẩn ?

Bạn vừa bước vào công việc sau khi tốt nghiệp, vào công ty được đọc quy định có nói đến iso. Vậy iso là gì và có bao nhiêu loại? Cùng lagithe tìm hiểu nhé.

Iso là gì trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật ….

Iso thực chất là viết tắt của từ International Organization for Standardization. Đây là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế các quy định chung. Tổ chức này được thành lập tại Thụy Sĩ, năm 1947, là một tổ chức phi chính phủ.

Việt Nam vinh dự là thành viên thứ 77 khi bắt đầu tham gia từ những năm đầu sau khi thống nhất, năm 1977.

Các tiêu chuẩn về iso nên biết

Tổ chức Iso đưa ra các quy định tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại mang tính toàn cầu. Gần như là những tiêu chuẩn chất lượng phổ biến được nhiều nước công nhận. Trong thực tế, có 3 bộ tiêu chuẩn của Iso mang tính phổ biến nhất hiện nay.

  • Hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn ISO 9000nó bao gồm Iso 9000, iso 9001…
  • Hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường bộ tiêu chuẩn ISO 14000, bao gồm Iso 14001, 14004…
  • Về thực phẩm thì có hệ thống tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm tiêu chuẩn ISO 22000. Nó bao gồm ISO 22002, ISO 22000, iso 22003…

Khi các bạn vào các công ty thì hầu như iso mà chúng ta hay gặp nhất có lẽ là tiêu chuẩn ISO 9001.

ISO là gì

Vậy thì ISO 9001 mang ý nghĩa như thế nào?

Đây là hệ thống tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới về mục tiêu quản lý chất lượng sản phẩm. Chứng chỉ iso 9001 sẽ được cấp cho những doanh nghiệp có sản phẩm đạt đủ những tiêu chuẩn mà ISO đề ra.

Doanh nghiệp muốn chứng tỏ mình có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế. Bằng chứng là phải được cấp chứng chỉ iso 9001.

Bộ tiêu chuẩn iso 9001 có 5 phiên bản được biết đến từ khi ra đời đến nay. Cụ thể là

  • Năm 1987 : iso 9001
  • Năm 1994 : iso 9001
  • Năm 2000: iso 9001
  • Năm 2008 : iso 9001
  • Năm 2015 : iso 9001

Trong đó, tiêu chuẩn 9001 năm 2015 được cho là mới nhất. Bộ tiêu chuẩn này mang tính dễ áp dụng trong thực tế, hiệu quả nhất hiện nay.

Nó đáp ứng được những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới. Có thể nhắc tới là sự đa dạng hóa trong thương mại và kinh doanh toàn cầu. Cũng như những ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, kỹ thuật thương mại …

Để điều chỉnh chất lượng dịch vụ, hàng hóa tối ưu. Tiêu chuẩn iso 9001 năm 2015 áp dụng quy trình “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động”.

Theo đó, để quản lý chất lượng, tiêu chuẩn không quy định một công thức chung nào. Nhưng … doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào thực trạng doanh nghiệp mình để áp dụng các tiêu chuẩn.

Woa! Thật là linh động đúng không?

Nhận thức về Iso

Trong tình hình hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đang được các doanh nghiệp việt nam chuyển đổi sang ISO 9001:2015. Và việc này chỉ là đang trong quá trình hoàn thiện chuyển đổi.

Và thời gian sau ngày 14-09-2018, Iso 9001 : 2008 sẽ hết hiệu lực theo quy định nhà nước. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp điều phải xây dựng lại quy trình tiêu chuẩn, chuyển toàn bộ qua tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Thế nên, để nhanh chóng nhận được chứng chỉ ISO 9001:2015, doanh nghiệp cần triển khai những hoạt động cụ thể như sau:

  • Đào tạo nhân sự có kiến thức thực hiện, phát triển hệ thống quản lý chất lượng mới nhất theo tiêu chuẩn.
  • Hệ thống và lên kế hoạch xây dựng, chuyển đổi theo quy trình.
  • Tuân theo tiêu chuẩn mới của iso 9001 : 2015, dựa vào đó để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhận chứng nhận với các tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận.

Hy vọng bạn đã có kiến thức nhận định kỹ về câu hỏi iso là gì. Những chia sẻ ở trên mang tính giải thích diễn giải để nhận định các bạn rõ nét hơn. Chúc các bạn thành công trong công việc mới và làm theo đúng chuẩn mực iso nhé!

The post Iso là gì và hiện nay có bao nhiêu loại tiêu chuẩn ? appeared first on lagithe.info.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

PB và PG là gì – Những kỹ năng và cám dỗ của ngành nghề này

PG là từ được dùng nhiều trong kinh doanh, từ này được nhắc đến khá nhiều nhưng vẫn còn là điều mơ hồ với nhiều người. Cùng tìm hiểu pg là gì nhé

Không phải ngẫu nhiên từ này được lặp đi lặp lại trong kinh thương. Cùng lagithe tìm hiểu xem PB, PG có vai trò như thế nào trong lĩnh vực kinh tế rộng lớn như hiện nay.

Định nghĩa PB và PG là gì?

Trước hết, cần nhận định rõ về ý nghĩa của những từ này.

PG: viết tắt của từ tiếng anh Promotion Boy – những chàng trai có ngoại hình, tham gia công việc quảng cáo.

PB: viết tắt của Promotion Girl – những cô gái có ngoại hình, tham gia các công việc quảng bá sản phẩm.

Nhận định chung về PG và PB đều là những từ chỉ về các công việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Người làm ngành này tiêu chuẩn đầu tiên phải có là ngoại hình, chiều cao lý tưởng (nữ – 1m60, nam – 1m70). Đặc biệt nhất là có khả năng diễn đạt tốt và gương mặt khả ái, ưa nhìn…

Công việc cụ thể của họ là làm hoạt náo viên, đại diện thương hiệu trong các chiến dich quảng bá. Đóng vai trò quan trọng trong viêc quảng bá sản phẩm, xuất hiện trong các buổi event quảng cáo lớn nhỏ của công ty…

Nhân viên PG

Công việc cụ thể của các PB và PG

Vai trò quan trọng là người đại diện cho một dòng sản phẩm hay thương hiệu. Thế nên, PG và PB thường xuyên phải xuất hiện trước công chúng trong những buổi marketing với những bộ cánh đẹp. Ngành nghề nà được liệt vào ngành nghề HOT với các bạn sinh viên. Là ngành hái ra tiền hiếm có được nhiều bạn tìm kiếm.

Trong những năm trở lại đây, ngành nghề này ngày càng phát triển mạnh và phổ biến nhân rộng hơn trong thị trường. Nó không chỉ gói gọn trong các sản phẩm rượu ngoại, thuốc lá. Giờ nó đã và đang được áp dụng trong cả các thương hiệu. Như cà phê, bột giặt, xe hơi, điện thoại, thời trang và cả những ngành dịch vụ khác…

Thậm chí chính PB, PG là những người đại diện, bộ mặt cho các sản phẩm và thương hiệu xuất hiện trên thị trường hiện nay. Không gói gọn ở hình thức như ngày trước. Ngành này cũng mở rộng từ những chương trình sự kiện đến các công việc như chạy roadshow, sampling… Hơn nữa, những nhà đầu tư còn đưa vào công việc này như vai trò giả khách” tại các quán bar, nhà hàng, vũ trường. Tất cả chỉ nhằm tuyên truyền cho sản phẩm được nhiều người biết đến hơn nữa.

Các PG của honda

Cơ hội công việc với những người làm nghề PG, PB

Trên tầm cỡ thế giới nói chung, Việt nam nói riêng, PG & PB được xem là ngành có cơ hội nghề nghiệp cao nhất và hot hiện nay.

Vì sao vậy?

Ảnh hưởng phát triển mạnh của truyền thông. Khiến các công ty muốn đem hình ảnh sản phẩm của mình đến với cộng đồng cách ấn tượng nhất. Và đương nhiên, thân thiện ấn tượng nhất cũng do bộ mặt PG & PB trước công chúng. Trước những chương trình quảng bá. Mở ra con đường rộng lớn cho ngành PB, PG phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tùy theo khả năng, chế độ của công ty, người làm nghề này sẽ được trả theo giờ, ngày hoặc chương trình… Và là công việc đòi hỏi ngoại hình, khả năng đứng trước các sự kiện, chương trình… nên lương khá hấp dẫn. Ngành này được mệnh danh “việc nhẹ lương cao”.

Bạn có thể tìm công việc PB, PG ở đâu?

Không quá khó để bạn có thể tìm được công việc PB, PG trên các website tuyển dụng. Hoặc các trang tuyển trực tuyến của các công ty liên quan đến ngành PB, PG.

Hơn nữa, các thông tin tuyển dụng ngành này cũng đang có khá nhiều trên các trang facebook, fanpage tuyển dụng…

Ngành nghề PB, PG trong tương lai

Cá quan trọng và được nhất cần chú ý là khả năng tự tin trước đám đông của người làm ngành này. Đứng trước đám đông đang chú ý mình, bạn cần làm gì để cuốn hút hơn? Làm gì để nói cái mình muốn.

Những người được nghe hoàn toàn xa lạ, là những người đang muốn nghe bạn nói. Và bạn đang cần giới thiệu sản phẩm của bạn cho họ. Hay hơn thế là làm MC dẫn cho một chương trình game show. Dĩ nhiên, không gì khác ngoài sự tự tin bạn mới có thể làm được điều đó. Qua vài lần làm PG, PB thì khả năng đó được tăng lên.

Cái ưu điểm tiếp theo là kinh nghiệm có được trong khi tham gia tuyển dụng phỏng vấn làm nhân viên PB, PG. Bạn đến trường đóng tiền mới có kiến thức. Nhưng ở đây là đi làm có tiền và có kiến thức. Ngành này mang lại những kiến thức về kinh doanh mà bạn cần thiết trong tương lai.

Đa số những người tìm đến công việc này là do thu nhập cao, công việc linh động. Đặc biệt hơn là được làm người nổi tiếng. Và ít bị ảnh hưởng đến việc học hoặc công việc chính hiện tại.

Những chân dài PG

Những khó khăn trong công việc PG, PB

Nếu như nhắc đến nghề này chỉ có những thuận lợi thì thật thiếu sót. Nghề PG, PB có những hạn chế nhất định bạn cần nắm rõ trước khi bước vào.

  • Đa số chỉ là những công việc tạm thời, mang tính thời vụ và không ổn định.
  • Bạn phải chạy sô đi tìm những nguồn móc nối cho các công việc tiếp theo khi chương trình kết thúc. Và nó cũng đồng nghĩa bể sô khi tham gia nhận quá nhiều sô. Đây trở thành cái tật khiến những người làm chương trình sợ khi làm với PB, PG đắt show.
    Nhận định này được các bạn sinh viên lý giải: tật cố hữu của PG là hay nhận nhiều sô. Nhiều khi chưa xong sô này mà sô khác gọi cũng ráng nhận “để dành”. Vì sợ … không nhận sẽ mất sô.
  • Và để giải quyết vấn đề bể sô, các PG lại nhờ đến những bạn đồng nghiệp khác. Đương nhiên là phải làm sao để sô vẫn đạt được kết quả như mình muốn. Cân nhắc thật kỹ là PG thế chỗ cho mình vẫn đảm bảo được công việc đã nhận. Nếu không sẽ mất luôn khách hàng.
  • Khi không tìm được PG thích hợp thay thế mình thì cũng phải chấp nhận. Thế là chia tay với hợp đồng tìm được. Nguy hiểm hơn là mất luôn tiền công trước đó đã làm.
  • Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc, yêu cầu người tuyển dụng. Nghề PG thường xuyên phải di chuyển và không cố định. Các bạn sinh viên hoặc người làm nghề luôn phải phân bổ thời gian cho hợp lý nhất có thể.

Cái nhìn từ xã hội

  • Nghề PG hiện nay thường bị đánh giá dưới những cái nhìn lệch lạc, thiếu thiện cảm. Các bạn đi các chương trình ở quán bar, nhà hàng thường bị khách hàng trèo kéo đối với các nữ. Thế nên mọi người xung quanh nhìn vào một cách thiếu tôn trọng. PG thường xuyên nhận được nhiều lời nói khiếm nhã hoặc hành động không tốt trong khi làm việc.
  • Từ cái nhìn dẫn đến nhiều phiền lụy khác. Nhiều PG còn bị khách hàng làm khó dễ khi đang làm việc, từ đó dẫn đến việc nghỉ việc và cả trừ lương cũng có thể xảy ra.
  • Bên cạnh đó, công việc này đa phần là các giao kèo hoặc hợp đồng miệng, điện thoại… Không có một văn bản cụ thể nào, thậm chí còn phải qua trung gian. Muốn thuê được PG, họ trả giá khá cao ngay khi chào mời về làm. Nhưng sau đó thì lại cắt xén, o ép với người làm. Thậm chí gieo rắt những điều tiếng không hay cho PG.

Từ những hạn chế trên, PG cần phải lo trước cho mình để không phải rơi vào những trường hợp trên. Hãy yêu cầu người tuyển dụng đưa ra những văn bản hợp đồng. Bạn cần một thỏa thuận chắc chắn nhất trước khi bắt tay vào làm.

Nghề PG cần những yêu cầu nào?

Vì đây là một công việc yêu cầu độ uyển chuyển khá cao, lại về ngoại hình đẹp nên dĩ nhiên là khá khắt khe. Bạn sẽ thấy nhà tuyển dụng sàng lọc kỹ lưỡng các ứng viên trước khi tuyển.

  • Yếu tố ngoại hình là tiêu chí đầu tiên phải nói đến. Nếu bạn không có ngoại hình thì đương nhiên là sẽ bị loại từ vòng gửi xe rồi nhé!
  • Bạn sẽ đạt điểm tuyển dụng tuyệt đối khi có một thân hình cân đối, chiều cao chuẩn, nước da đẹp. Đặc biệt là một khuôn mặt khả ái nữa thì quá tuyệt. Nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn làm người đại diện tốt nhất cho một dòng sản phẩm hay thương hiệu của họ đang cần.
  • PG đòi hỏi bạn phải có một khả năng giao tiếp tốt, nhằm xác lập quan hệ thân thiện với khách hàng và công chúng. Yếu tố giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng và thái độ thân thiện… cũng là tiêu chí cần có. Khả năng này sẽ lôi cuốn khách hàng theo những đặc tính, chức năng chung của sản phẩm mà người PG giới thiệu.
  • Trình độ ngoại ngữ cũng là thuận lợi cho người làm PG. Nếu bạn có ngoại ngữ tốt, công việc của bạn sẽ được bổ trợ nhiều hơn nữa trong thời đại hiện nay. Nó được phát huy trong những chương trình quảng bá sản phẩm cho người nước ngoài. Các chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm ở khu vực có nhiều người nước ngoài cũng cần ngoại ngữ.
  • Và cuối cùng, điều cần thiết nhiều ở người làm PG là một tinh thần trách nhiệm cao. Đa phần các nhà tuyển dụng đều ưu tiên chọn những PG có tinh thần tự giác. Đặc biệt là năng nổ và có tâm trong công việc. PG cũng là một công việc làm việc nhóm nên cần người có khả năng làm việc nhóm, hòa đồng với đồng nghiệp.

PG & PB

Kết

Ta thấy rằng PG là gì không còn xa lạ, nhưng để làm được cần phải cân nhắc những thuận lợi và khó khăn của nó. Nghề nào cũng vậy, được và mất luôn đi cùng nhau. Có thể PG hấp dẫn về đồng tiền! Bạn cũng đừng bị hấp dẫn quá không có cái nhìn khách quan về nó.

Kiếm tiền trang trải đời sống sinh viên không phải là xấu. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta phải đặt việc học lên hàng đầu. Đừng quá phụ thuộc vào đồng tiền mà xao nhãng việc học. Cũng cần rèn luyện bản thân phù hợp với ngành nghề đang học mới là cần thiết.

Dù là công việc tạm thời hay bán thời gian. Hãy cứ định hướng cho mình qua những bài test nho nhỏ về ngành PG này. Khi đã vượt qua bài test, bạn đã có thể định hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân mình rồi đấy!

Chúc bạn thành công với định hướng mà mình đã chọn. Nghề nào cũng là nghề và thực sự cần sự nỗ lực từ chính bản thân của bạn. Bài chia sẻ này cũng nhằm mục đích cho các bạn có cái nhìn tốt hơn về nghề PG. Không chỉ trang trải được cuộc sống mà còn cải thiện được khả năng của mình.

 

The post PB và PG là gì – Những kỹ năng và cám dỗ của ngành nghề này appeared first on lagithe.info.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Order là gì – Định nghĩa và cách dùng từ chính xác nhất

Từ order được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán. Vậy order là gì, khi nào thì nên dùng từ này, cùng lagithe tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Order là gì trong lĩnh vực mua bán trao đổi?

Order là từ tiếng anh thông thường, dịch ra tiếng việt có nghĩa là đặt hàng. Người sử dụng thường dùng order trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thương mại.

Cụ thể về order

Một người bán khô gà tự làm trên mạng rao bán khô gà, nhưng yêu cầu đặt trước để chuẩn bị. Bạn là người yêu thích món ăn này và muốn mua. Khi bạn liên hệ thì người bán yêu cầu bạn order trước. Và động thái gửi thông tin đặt hàng của bạn cho người bán chính là order.

Và cũng có những nơi kèm theo order của bạn là yêu cầu đặt cọc trước khi giao hàng.

Tại sao vậy?

Điều này cũng dễ lý giải. Trong thị trường hiện nay, nhiều khách hàng thường đặt hàng, khi nhận lại đưa ra lý do này nọ không nhận hàng. Dẫn đến những thiệt thòi về chi phí vận chuyển hàng hóa của người bán. Hàng không bán được, tốn thêm tiền vận chuyển.

Thế nên, để tạo niềm tin bạn sẽ mua hàng, người bán yêu cầu bạn phải đặt cọc. Việc này giúp khả năng bán được hàng cao hơn và cũng lọc bớt được những đối thủ phá hoại họ bằng cách đặt hàng ma cho người bán.

order là gì

Những mặt hàng order là những hàng gì?

Về nghĩa tiếng anh, order mang nghĩa là hàng đã được đặt. Và hiểu rộng hơn, nghĩa là hàng order là hàng được đặt ở khách hàng. Hàng này có thể là đã sẵn có để bán, trong kho hoặc đang được làm để bán. Trường hợp không có hàng, người bán buộc phải nhập và lấy hàng giao cho bạn đúng theo yêu cầu bạn order.

Cụ thể trên các trang bán hàng điện tử

Bạn đang muốn mua hàng ở nước ngoài, mặt hàng này không có ở Việt Nam. Thế nên, bạn muốn mua món hàng này thông qua dịch vụ bán hàng điện tử của Amazon. Thỏa thuận này bạn sẽ phải cung cấp thông tin nơi bán hoặc website có hàng cho Amazon. Amazon sẽ là người đứng ra gửi thông tin mua hàng đến web, sau đó cộng thêm phí vận chuyển, thuế… Khi nhận được thông tin này từ Amazon, nếu bạn đồng ý đặt hàng thì có nghĩa là đã order hàng. Món hàng bạn thông qua dịch vụ mua hàng nước ngoài của Amazon chính là hàng order.

Hàng order là gì

Những từ ngữ liên quan đến order trong kinh doanh thương mại

  • Hàng phải đặt trước : thường đọc là “hàng pre-order”
    Ví dụ : sản phẩm nón nike mới nhất sắp ra, sẽ có những người bán đăng quảng cáo và cho bạn đặt hàng trước.
  • Đơn đặt hàng của bạn : viết là “purchase order”. Đây được xem là văn bản, hoặc xác nhận nào đó của bên bán về món hàng bạn đã đặt mua.
  • Hàng phải đặt mới có : bán hàng order.
    Ví dụ : người bán khi kinh doanh không muốn chôn vốn nhiều, nên đưa ra yêu cầu đặt hàng mới bán. Theo đó, sau khi bạn đặt hàng qua hình ảnh họ cung cấp, họ mới bắt đầu lấy hàng về bán cho bạn.

Khả năng sẽ còn nhiều người mơ hồ với khái niệm order là gì? Nhưng lagithe tin những chia sẻ của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hiểu sâu về lĩnh vực này. Không quá khó, bạn cũng có thể kinh doanh online hoặc buôn bán riêng những mặt hàng order này.

Chỉ cần bạn giữ uy tín giao hàng, hình ảnh thật về hàng hóa, bạn sẽ thành công. Cần tránh những hành động kinh doanh phi thực tế. Hàng và hình ảnh phải đúng như nhau thì khách hàng mới có thể tin tưởng mua hàng của bạn.

The post Order là gì – Định nghĩa và cách dùng từ chính xác nhất appeared first on lagithe.info.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Logistics là gì và cơ hội việc làm trong ngành này ra sao?

Ngành logistics trong thời điểm hiện nay đang cuốn hút khá nhiều bạn trẻ, Thế nhưng, trên thực tế nhiều bạn lại mơ hồ với ngành nghề logistics là gì khi định hướng cho bản thân.

Cơ bản là theo xu hướng toàn cầu hóa, nhiều công ty cần nhân sự trong lĩnh vực Logistics này. Logistics ra đời và phát triển theo xu thế chung, có sức hút to lớn với giới trẻ. Hôm nay, lagithe sẽ bật mí cho bạn về logistics nhằm giúp các bạn hiểu hơn về ngành mình đang theo đuổi.

Logistics là gì trong các nghề nghiệp hiện nay?

Cần nói rõ để các bạn dễ hình dung, đây là ngành nghề hot và đa dạng. Mục đích là chuyển hàng hóa, sản phẩm đến đích cuối cho người sử dụng. Logistics là hoạt động đóng gói, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bao bì, thủ tục hải quan, luân chuyển hàng hóa …. 1 vòng tròn nhiều hoạt động khách nhau.

Nhận định này cho thấy người làm logistics sẽ phải phụ trách từ đầu đến cuối các công việc liên quan đã nói ở trên.

Doanh nghiệp có thể giảm được một khoản chi phí không hề nhỏ khi làm tốt công việc logistics. Ta thấy rằng, khi chi phí sản phẩm giảm, sẽ giảm được giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp đem về nhiều lợi nhuận hơn và còn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
định nghĩa về logistics
Định nghĩa về logistics

Những thách thức và cơ hội cho người đam mê ngành logistics

Trong khoảng 30 năm trở lại đây, ngành Logistics đã có mặt tại Việt Nam. Tốc độ phát triển ngành này vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%/ mỗi năm. Theo thống kê hiện nay, trong ngành logistics có đến hơn 1,500 doanh nghiệp đang hoạt động. Và dự đoán rằng trong thời gian sắp tới sẽ còn tăng nhanh và chóng mặt hơn nữa.

Trong 3 năm tới, cần thêm khoảng 18.000 lao động mới có thể đáp ứng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là thống kê mới nhất của Viện nghiên cứu và phát triển ngành logistics ở Việt Nam. Con số này còn chưa kể đến những doanh nghiệp hoạt động khác ngành, cũng cần nhân viên logistics.

Bạn thấy rằng mình hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao khi theo học ngành này. Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của nó là rất lớn. Muốn tìm một công việc ổn định và thăng tiến ngay khi vừa ra trường là không khó. Bạn có thể xin được ở bất cứ công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp logistics tại Việt Nam.

Thế nhưng, bạn cần hiểu rằng không con đường nào trải thảm đỏ cả. Để thành công với ngành nghề này, bạn cũng cần nỗ lực học hỏi và đánh đổi nhiều công sức. Cần nói đến việc đầu tiên là khả năng ngoại ngữ phải cực tốt. Vì hầu hết các doanh nghiệp làm ngành này đều định hướng mở rộng ra nước ngoài.

Gần như những chứng từ, biên bản, email trao đổi… của ngành này đều dùng tiếng anh thông dụng. Tiếng anh là một lợi thế vững chắc cho người làm logistics. Thông thạo ngoại ngữ chính là bàn đạp cho những cơ hội ở bất kỳ công ty logistics nào.

Đặc biệt là những công việc liên quan xuất nhập khẩu, bạn sẽ phải tập di chuyển nhiều. Tâm lý ngồi một chỗ không phù hợp cho những người hành nghề logistics. Chuẩn bị một tâm lý di chuyển sẽ giúp bạn bỏ qua được những tác động mệt mỏi từ môi trường bên ngoài. Khi tham gia ứng tuyể, sự nhanh nhẹn, tỉ mỉ và năng động sẽ là một điểm cộng cho vị trí này.

Cơ hội cho ngành logistics

Cơ hội cho ngành logistics

Sinh viên học ngành logistics ra trường sẽ làm gì?

Những người học chuyên ngành logistics khá đa dạng về các vị trí công việc. Để bạn dễ hình dung, chúng tôi liệt kê những công việc cụ thể như sau.

  • Nhân viên thu mua hàng hóa
  • Bộ phận xuất nhập khẩu
  • Quản lý điều hành hoạt động vận tải hàng hóa, sản phẩm
  • Nhân viên kinh doanh ngành xuất nhập khẩu
  • Quản lý hàng hóa
  • Nhà kinh doanh logistics…

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có những công việc khác nhưng liên quan đến công việc ngành logistics. Có thể là điều phối hàng hóa, phân phối sản phẩm…

Nhận định về logistics

Nhận định về logistics

Nghề logistics có những cấp bậc nào?

Bạn có thể thăng tiến trong ngành logistics về cấp bậc với những mức lương hấp dẫn. Cụ thể :

  • Nhân viên phòng logistics – Logistics Officer. Mức lương giao động từ usd 300 đến 700, khoảng 6-7 triệu/ tháng. Một mức lương khởi điểm so với mặt bằng chung trên thị trường là khá cao. Thế nên, nó không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển ngay khi vừa ra trường. Nhưng bạn lại có thể học hỏi thêm ở vị trí này để trau dồi kinh nghiệm cho mình.
  • Giám sát công việc logistics – Logistics Supervisor, mức lương khoảng usd 1000 đến 1500. Khi đã có trong tay kinh nghiệm 1 – 2 năm, bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí này. Bạn có thể được thanh tiến trực tiếp lên logistics manager hoặc phụ trách công việc Logistics Supervisor . Việc này tùy thuộc vào cơ chế của công ty bạn đang làm.
  • Quản lý giao nhận – Logistics Manager: vị trí này thì khỏi phải nói rồi nhé! Gần như đụng nóc trong một công ty chuyên về logistics. Mức lương dao động từ usd 1000 đến 4000 với khả năng nói, viết tiếng Anh lưu loát cùng 3 năm kinh nghiệm trong ngành. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, mức lương có thể chênh lệch nhau. Nhưng bạn nhận được có thể lên đến usd 4000, thậm chí hơn usd 5000 là mức cao nhất.
  • Giám đốc logistics – Logistics Director : vai trò đứng đầu, phân bổ nhiệm vụ và quản lý nhân viên. Bạn sẽ phải là người kiểm soát được hết các hoạt động logistics của công ty. Vị trí này cần bạn thuộc nằm lòng chuyên môn, nghiệp vụ, còn kinh nghiệm thì phải trên 8 năm nhé! Bạn có thể được chuyển thẳng lên Supply Chain Director nếu công ty không có vai trò này.
  • Cao cấp nhất là vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng – Supply Chain Director. Vị trí đáng gờm và lương khá cao usd 7000 đến 8000. Người này sẽ phụ trách tất cả hoạt động logistics trong chuối cung ứng, trên mọi phạm vi công ty. Mức lương này bạn sẽ nhận hoàn toàn xứng đáng với vai trò của mình.

Người làm logistics cần năng động

Người làm logistics cần năng động

Nên học logistics ở đâu?

Trong công tác đào tạo ngành Logistics, các trường đại học sau được đánh giá cao. Những trường mà bạn có thể tham khảo như:

  • Đại học Ngoại thương cơ sở 2
  • Đại học ngoại thương Hà Nội
  • ĐH Hàng hải Việt Nam
  • ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
  • Trường ĐH Hàng hải Việt Nam
  • Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
  • Đại học quốc tế – trực thuộc đại học Quốc gia TP.HCM

Hy vọng là câu hỏi logistics là gì của bạn đã được giải đáp. Đừng ngại ngần học hỏi về ngành này. Có thể trong quá trình học hỏi, bạn tìm thấy những khả năng khác của mình.

Logistics là một ngành rộng, đòi hỏi bạn sẽ phải đầu từ nhiều. Nhưng thành công mang lại sẽ không phải là ít. Bạn sẽ có một vị tốt, mức lương ổn định khi định hướng đúng về ngành này. Chúc bạn sớm chọn được ngành nghề mình thích và thành công trong tương lai.

The post Logistics là gì và cơ hội việc làm trong ngành này ra sao? appeared first on Là Gì Thế ???.