Có lẽ cũng ít nhiều bậc phụ huynh có nghe nói hoặc biết V.A là gì. Đó là một bệnh lý về tai-mũi-họng thường hay gặp ở những trẻ em nhỏ khoảng từ 1-5 tuổi.
Vậy V.A là gì?
Trong tiếng Pháp, Vesgestation Adenoides được viết tắt là V.A. Còn Viêt Nam chúng ta gọi là sùi vòm mũi-họng.
Từ lúc trẻ mới sinh ra đời đã có sẵn V.A, và bản chất của V.A giống như amidan mà chúng ta đã biết. V.A hoàn toàn không gây cản trở hô hấp của bé vì chỉ dày khoàn 2-3 mm.
Sau đây là quá trình hình thành và phát triển của V.A trong cơ thể các bé:
- Lúc bé 6 tháng tuổi V.A sẽ bắt đầu phát triển.
- Bé từ 2-5 tuổi V.A sẽ phát triển mạnh nhất.
- Bé từ 9-10 tuổi thì V.A sẽ dần dần teo nhỏ đi.
- Đến khi bé vào tuổi dậy thì, thì V.A chỉ còn là dấu vết.
Tuy nhiên, do cơ địa sẽ có một số người bị viêm V.A trong một thời gian dài, vì quá phát triển nên V.A sẽ tồn tại đến khi trưởng thành.
Tuy bệnh không quá nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của các bé con nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng và khả năng tái phát khá cao.
Nhiệm vụ của V.A đối với cơ thể.
V.A nằm ở vị trí trên nóc vòm mũi-họng, ngay cửa của mũi sau, khi ta hít thở không khí sẽ qua mũi trước rồi mới qua tới V.A, sau cùng mới xuống tới họng và vào tới phổi.
Diện tích tiếp xúc của V.A với bên ngoài rất rộng, vì V.A tuy rất mỏng nhưng lại được xếp theo hình lá. Xung quanh ngã tư đường ăn uống và đường thở thì V.A, V.A vòi và amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer.
Tại vòng bạch huyết thì có rất nhiều tế bào bạch cầu cùng với tế bào lympho B.
Trong cơ thể thì V.A có nhiệm vụ rất quan trọng.
Khi chúng ta hít thở, không khí có chứa nhiều vi khuẩn đi qua mũi và ngang qua V.A. Số vi khuẩn trong không khí dễ dàng bám vào V.A vì nó có diện tích tiếp xúc rộng.
Các tế bào bạch cầu “bảo vệ” nơi đó lập tức bắt giữ đám vi khuẩn xâm nhập rồi đưa vào trung tâm. Tại đây vi khuẩn sẽ được nhận diện và cơ thể chúng ta sẻ tự động sản xuất ra một chất chống lại vi khuẩn. Đó được gọi là kháng thể.
Phần kháng thể này sẽ được nhân ra rộng rãi rồi tỏa đi khắp nơi. Nhiều nhất sẽ là 2 vùng mũi và họng. Sau này nếu vi khuẩn lại tiếp tục xâm nhập, thì kháng thể sẽ tự động tiêu diệt chúng.
Những lý do khiến V.A dễ bị viêm.
- Môi trường ô nhiễm, hít thở không khí có chứa vi khuẩn.
- Thời tiết thay đổi lúc chuyển mùa.
- Khói bụi.
- Nhà không kín cửa khiến gió lạnh lùa vào…
Với môi trường, thời tiết như vậy là điều kiện thuận lợi cho những virut, vi khuẩn có hại phát triển rồi xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé.
Ở Việt Nam chúng ta thì có thể nói viêm V.A chiếm tỉ lệ khá cao, lên tới 30-40%. Như vậy tính ra là cứ 3 trẻ thì sẽ có 1 trẻ bị viêm V.A. Và trong một năm trẻ có khả năng sẽ bị tái đi tái lại từ 4-6 lần viêm cấp.
Chúng ta có nên nạo V.A cho trẻ không?
Đối với cơ thể V.A có một nhiệm vụ rất quan trọng chính là nhận dạng các loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Và giúp cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Với trẻ em thì có nên cạo đi khi không còn tác dụng hay không?
Nhưng V.A cũng rất thường xuyên bị tấn công và trở thành “nhà” của đám vi khuẩn có hại ấy. Khá nhiều người cho rằng V.A có chức năng bảo vệ cơ thể nên tuyệt đối không nên nạo nó đi ngay cả khi nó đã bị viêm nặng. Nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn.
Tuy rằng V.A có chức năng bảo vệ như đã nói ở trên. Nhưng đó không phải là cơ quan duy nhất trong cơ thể làm nhiệm vụ này.
Sau khi nghiên cứu người ta đã chứng minh rằng khi V.A bị viêm nhiễm rồi tái đi tái lại nhiều lần. Thì nó sẽ không còn bất kỳ khả năng bảo vệ nào nữa.
Những hiện tượng này khá nguy hiểm và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vì khi V.A bị viêm nhiễm mạn tính sẽ trở thành “nhà” của rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể trẻ.
Rồi từ đó sẽ là nguyên nhân chính gây ra các đợt viêm V.A cấp cùng với những biến chứng khác. Do đó việc nạo bỏ V.A là điều cần thiết và đúng đắn.
Nạo V.A là một dạng tiểu phẫu rất đơn giản. Chỉ cần gây tê hoặc gây mê tại chỗ là có thể thực hiện dễ dàng. Thủ thuật nạo chỉ diễn ra trong khoản thời guan vài phút. Rồi sau 30 phút là bệnh nhi có thể ra về. Trẻ không cần kiên nói hay ăn uống gì sau khi nạo.
Kết.
Sau khi tham khảo bài viết trên chắc hẳn các bạn cũng đã biết thêm một số thông tin có ích về viêm v.a là gì cũng như các cách phòng ngừa bệnh cho trẻ rồi phải không nào?
Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì các bạn hãy chia sẻ để những người thân của mình cũng có thể cùng bảo vệ sức khỏe của những đứa bé đáng yêu của họ nhé. Chúc gia đình các bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.
The post V.A là gì- Khi nào thì nên cạo V.A cho trẻ em appeared first on lagithe.info.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét