Khi các bạn đi tham gia vào các hội của thanh niên, các tổ chức đất nước. Chúng ta thường làm quen với từ đảng. Vậy ý nghĩa của đảng là gì?
Thế nhưng, nhiều bạn vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa của từ này. Cùng lagithe tìm hiểu xem ý nghĩa của đảng như thế nào trong các tổ chức chính trị của nước ta.
Đảng là gì?
Đảng thực chất là tên gọi tắt của từ chính đảng, đảng phái mang tính chính trị. Mới nghe sơ qua đã thấy được là có ảnh hưởng của quốc gia rồi nhỉ?
Định nghĩa gần gũi nhất về đẳng là một tổ chức chính trị mang tính tự nguyện. Những người trong tổ chức này tham gia vào với mục tiêu đấu tranh cho các quan điểm chính trị đúng. Họ đấu tranh cho quyền đại diện của người dân cả nước. Đi xa hơn là để đạt được một quyền lực nhất định về chính trị trong chính quyền. Và để đạt được điều đó, nó diễn ra bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử.
Các Đảng có thể đại diện cho liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Nhưng họ có một đường lối duy nhất và một hệ tư tưởng vững mạnh. Mục tiêu, lý tưởng và nghĩa vụ mà họ thực hiện thường bao quanh quyền lợi của tầng lớp họ bảo vệ. Đó có thể là quốc gia, giai cấp hay thành phần nào đó có đảng.
Các đảng viên ở Việt Nam
Từ đảng viên ở việt nam được hiểu là thành viên đảng cộng sản việt nam. Lý do duy nhất là lãnh đạo nhà nước Việt nam hiện nay là đảng này. Và đảng này tồn tại hợp pháp trong bộ máy chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Đảng chính là nhân tố lãnh đạo Việt Nam từng bước trên con đường đối nội và đối ngoại.
Việc trở thành đảng viên là hết sức khó khăn những năm trước đây. Bởi vì để vào được Đảng thì yếu tố then chốt là phải vào được quốc hội. Và đương nhiên là 100% thành viên trong quốc hội phải là đảng viên. Thế nhưng, những năm gần đây đã có những cải cách khá tiến bộ về vai trò đảng viên. Cụ thể là :
- Có thể tham gia Quốc hội dù không là đảng viên
- Nếu được tổ chức đảng cấp trên đồng ý, người đủ 21 tuổi có thể ứng cử vào quốc hội. So với trước đây, khi muốn vào quốc hội phải có người đề cử mới được tham gia ứng cử.
- Trước đây, quan niệm làm kinh tế tư nhân là cấm kỵ, là theo con đường tư sản. Người vào đảng không thể làm kinh tế riêng. Nếu phát hiện sai phạm này có thể bị khai trừ khỏi đảng. Nhưng giờ đây đã thoáng hơn, đảng viên có thể làm kinh tế tư nhân của mình.
Các Đảng đã từng có ở Việt Nam
Ngược dòng lịch sử, chúng ta đi vào từng thời kỳ với các đảng đã có ở Việt Nam
- Thời Pháp thuộc, nước ta có các đảng được nhắc đến là : Tân Việt Cách mạng Đảng, Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, An Nam Cộng sản Đảng.
- Ở miền bắc Việt Nam dân chủ Cộng hòa lại có các đảng như : Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đông Dương Cộng sản Đảng, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam…
- Miền nam Việt Nam Cộng Hòa cũng có 2 đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cần lao Nhân vị
- Hiện nay, chỉ có duy nhất Đảng cộng sản được hoạt động tại việt nam.
- Ngoài ra, còn có các chính đảng hoạt động hầu hết ở hải ngoại, họ bị chính quyền việt nam cấm hoạt động trong nước. Có thể kể đến là : Đảng Người Việt Yêu Người Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Xanh Việt Nam, Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, Đảng Dân tộc Việt Nam, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Vì Dân Việt Nam, Đảng Thịnh Vượng Việt Nam, Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ 21, Đảng Đại Dân tộc Việt Nam…
Định nghĩa khá đơn giản về đảng là gì đã giúp bạn phần nào biết được tổ chức chính trị tối cao trong nước. Nếu có chia sẻ gì thêm có thể nói với chúng tôi để cùng nhau học tập nhé!
The post Đảng là gì – Những tổ chức nào được mang tên Đảng ? appeared first on Là Gì Thế ???.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét