Bài viết hôm nay chúng ta cùng lagithe tìm hiểu về từ y đức là gì, mang ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người và xã hội hiện nay nhé.
Nhận định này nhắc đến một ngành cao quý trong xã hội là bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, dược tá… Cả một ngành nghề nuôi sống và làm sống biết bao con người.
Vai trò của ngành y với y đức trong xã hội hiện nay
Ngành y từ trước đến nay đều được đánh giá là ngành cực kỳ nhạy cảm trong xã hội. Tại sao vậy?
Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ 2 yếu tố mấu chốt:
- Đối tượng để làm và phục vụ chính là tính mạng, là sức khỏe con người. Nhân tố quan trọng của xã hội loài người.
- Người bệnh là thành phần tương đối khác lạ với người bình thường. Vì mang trong người mầm bệnh, đau nhức nên họ thường trong tư thế khó ở, khác thường với người khỏe mạnh.
Và từ những nguyên nhân này gây ra những phản ứng khác lạ, trái chiều. Người dễ chịu thì thông cảm, người khó chịu thì bươi ra, xoáy sâu vào những sơ suất, thiếu sót của nhân viên. Mỗi người một ý, khó mà chiều lòng. Người khám nhanh thì kêu ẩu nên nhanh. Khi dặn dò bệnh nhân toa thuốc kỹ càng thì bị la nói nhiều, họ biết hết rồi.
Hơn nữa, khi sự cố xảy ra thì đổ thừa không nói kỹ nên họ không biết. Nhân viên y tế, thầy thuốc luôn là người đồng hành với người bệnh, trực tiếp xử lý công việc và hỗ trợ bệnh nhân. Thế nên, những khi chính sách y tế, thuốc men bất cập của ngành đưa đến thì họ cũng là người hứng chịu. Và người bệnh cùng thân nhân vin cho họ chê trách thiếu trách nhiệm, phương tiện, thuốc men… Nhân viên y tế quá tải chỉ từ những điều như thế!
Nhân viên y tế dù gì cũng là con người, và họ cũng có hỉ, nộ, ái, ố lúc vui lúc buồn, nóng giận và hiền hòa. Đương nhiên làm thì không thể không xảy ra những sai sót. Con người ai cũng có khuyết điểm và ưu điểm của mình.
Y đức là gì?
Nhận định y đức là gì?
Đã là nghề y thì bắt buộc phải có 2 điều kiện sau
- Hồng : đạo đức
- Chuyên : chuyên môn
Đạo đức quan trọng nhất trong ngành y
Ai sinh ra cũng là một công dân của xã hội, được trau dồi kiến thức, giáo dục về công dân, đạo đức… Quan trọng hơn là được học làm người. Những cá thể thiếu nền tảng giáo dục văn hóa, thiếu căn bản về tư cách cá nhân, gia đình. Thiếu cách ứng xử văn hóa xã hội thì cũng là sản phẩm được sinh ra từ xã hội. Nên nếu nhân tố này làm ngành y thì khả năng cũng chẳng có cách hành xử như mong muốn của cộng đồng.
Y đức chính là tiêu chuẩn về đạo đức cho các thầy thuốc. Nó khiến họ tuân theo những quy chuẩn mang tính đạo đức riêng biệt của ngành y. Họ cần chấp nhận nhận định “nhà cháy, cha chết cũng không được bỏ trực” và “bệnh viện không có giờ nghỉ”. Hoặc như câu “làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đúng và y khoa đúng ăn cơm chạy…”
Chuyên môn cao
“Cứu người như cứu hỏa”, thầy thuốc muốn cứu nhanh phải chẩn đoán được căn bệnh của bệnh nhân. Quan trọng là hiểu rõ nguồn gốc bệnh, biết dùng thuốc cùng nhận định chuyên môn. Thế nên phải có trình độ, chuyên môn mới có thể làm tốt vai trò được.
Nhận định của nhiều người đưa tinh thần phục vụ lên cao hơn cả chuyên môn là chưa chính xác. Các bậc lão thành luôn quan tâm đến thái độ nhân viên nhiều hơn. Họ đưa ra nhận định này để chê trách những bác sĩ có chuyên môn nhưng không có tinh thần khiến nhiều người không đồng tình. Giới trẻ ngày nay đề cao chuyên môn trong việc khám chữa bệnh là tối ưu nhất.
Thầy thuốc làm việc không chỉ là làm công ăn lương mà còn là cứu người, sứ mệnh cao cả và thiêng liêng của nhân loại. Thế nên, những sai sót xảy ra dù vô tình, cố ý, khách quan hay chủ quan cũng khó mà chấp nhận. Nó ảnh hưởng đến mạng người hoặc gây nguy hiểm về sức khỏe cho con người.
Dù ở vai trò nào thì người làm ngành y cũng cần có chuyên môn, kiến thức việc mình làm cách đầy đủ. Vì không có kiến thức sẽ không làm được. Có nhiệt tình nhưng không có chuyên môn thì cũng khó mà chấp nhận được.
Ngành y với y đức
Chia sẻ y đức cùng ngành y
Với đồng nghiệp cùng ngành
Đầu tiên là có kiến thức và đạo đức như đã nói ở trên. Để trở thành thầy thuốc lương tâm trong sáng, giàu y đức và chuyên môn cao. Đó mới là người cần cho bệnh nhân.
Chấp nhận những lo toan, vui có buồn có luôn đi kèm trách nhiệm khi theo nghiệp y. Chắc hẳn thầy thuốc nào cũng nhớ lời tuyên thệ khi tốt nghiệp ra trường ngày nào. Hãy làm đúng để cộng đồng xã hội quý trọng, hiểu và tôn trọng mình.
Y đức cao là tốt nhưng đừng đi quá! Tại sao vậy? Đừng chỉ hô hào trên môi miệng, thi đua trên thành tích. Bắt đầu từ bản thân mình, nhân tố gia đình lan rộng ra xã hội. Chỉ cần vậy thôi thì đã phát huy cũng như phục hồi được y đức nói riêng cùng đạo đức xã hội nói chung.
Với con người trong cộng đồng xã hội
Ngành y cũng là con người, có đủ cảm xúc và môi trường làm việc luôn tác động đến mỗi người. Khi mà điều kiện hiện tại còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về ngân sách, tài chánh, thuốc men, dụng cụ… Thì đừng nhìn vào những thiếu sót đó mà đánh giá họ cũng như bày tỏ sự không hài lòng…
Hãy nhìn nhân viên ngành y với một con mắt thiện cảm hơn. Một cách công bằng và có tình cảm với nghề “nhạy cảm” làm dâu trăm họ.
Hy vọng những chia sẻ về vai trò của y đức là gì sẽ giúp bạn nhận định được cái khó của ngành y. Có sự thông cảm, chia sẻ cùng đồng hành với các thầy thuốc trong mọi trường hợp. Kiên nhẫn hơn chút, kiềm chế hơn chút để y bác sĩ thấy mình còn được tôn trọng.
The post Y đức là gì, vai trò và ý nghĩa của từ này trong cuộc sống appeared first on lagithe.info.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét