D/O là gì vẫn còn là khái niệm lạ với nhiều người. Thuật ngữ này sử dụng khá nhiều trong ngành xuất nhập khẩu, rất quan trọng với các loại hàng hóa.
Cùng lagithe tìm hiểu thêm thông tin về loại chứng từ này qua bài viết bên dưới nhé!
Khái niệm D/O là gì?
D/O thực chất là viết tắt của cụm từ tiếng anh delivery order. Tiếng việt nghĩa là lệnh giao hàng. Đây là một trong những chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ nhận hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải trình loại giấy từ này cho giám sát kho hàng – nơi cảng đến. Nếu không có chứng từ này, người nhận hàng sẽ không thể rút hàng ra khỏi container, kho hàng, bãi chứa…
Hiểu một cách đơn thuần, lệnh giao hàng này chỉ xác định người đang giữ hàng, giao hàng cho người nhận hàng – consignee. Thông tin này chỉ rõ trong lệnh giao hàng, ấn định ai là người nhận và chỉ có người đó mới có quyền nhận hàng.
Doanh nghiệp muốn nhận được hàng phải có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu, lệnh giao hàng. Sau đó mới có thể nhận được hàng từ người đứng tên trên bill gửi hàng – shipper.
Nội dung D/O
Có mấy loại D/O – lệnh giao hàng?
Thường thì khi học ở giảng đường, các bạn sẽ chưa hình dung được các loại D/O. Và làm thế nào để nhận được hàng bằng D/O này. Thực tế khi các bạn vận hành, bạn sẽ thấy được là trong nhiều trường hợp có D/O nhưng vẫn không lấy được hàng. Tạo sao vậy?
Ngoài D/O sẽ còn những chứng từ bạn đang thiếu mà chỉ khi có D/O bạn mới biết mình thiếu gì. Chúng ta cùng đi vào phần phân loại D/O sau để hiểu rõ hơn về điều này.
D/O của nhà vận tải – forwarder
Lệnh giao hàng này được hiểu là của nhà vận chuyển là các đại lý. Đại lý chuyển hàng sẽ phát hành D/O, nội dung là yêu cầu người giữ hàng chuyển hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu – consignee. Thế nhưng, cần làm rõ là đại lý chuyển hàng không phải là người đứng tên trên bill. Và đương nhiên là consignee không thể chỉ dùng lệnh này lấy hàng, nó cần phải có những chứng từ khác đi kèm theo.
D/O do hãng tàu phát hành
Lệnh này do hãng tàu phát hànn, nội dung yêu cầu người giữ hàng – cụ thể là forwarder giao hàng cho ai đó. Mối quan hệ tay ba này sẽ được hình dung như sau:
- Hãng tàu gửi yêu cầu cho đại lý vận chuyển – forwarder. Đại lý vận chuyển sẽ được hãng tàu giao hàng cho họ (chuyển quyền giao hàng).
- Khi đã có trong tay lệnh giao hàng của hãng tàu, đại lý vận chuyển sẽ giao hàng lại cho doanh nghiệp nhập hàng. Nhưng bộ lệnh giao hàng này phải đi kèm bill gốc do hãng tàu phát hành thì doanh nghiệp mới có thể nhận hàng được.
Hiểu một cách đơn giản là nếu bạn là nhà nhập khẩu. Bạn sẽ phải có đủ bộ chứng từ là D/O của hãng tàu, D/O của nhà vận chuyển được hãng tàu ủy quyền. Khi đó bạn mới được nhận hàng. Nếu thiếu những chứng từ chứng minh mối quan hệ tay ba này thì bạn cũng không nhận hàng được. Đây cũng là ví dụ điển hình của trường hợp “cầm D/O trong tay mà vẫn không nhận được hàng”.
D/O của hãng tàu
Lưu ý các trường hợp đặc biệt có thể xảy ra:
Lệnh nối của feeder để nhận hàng
Trường hợp này, người nhận hàng cần thêm một D/O nối của feeder mới có thể nhận được hàng. Thường thì áp dụng khi nhà vận chuyển sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa. D/O này không cần bản gốc mà chỉ cần photocopy là được. Và người cung cấp cho doanh nghiệp nhận hàng lệnh này không ai khác ngoài đơn vị nhận vận chuyển hàng – forwarder.
Chỉ cần lệnh giao hàng của forwarder
Trường hợp này mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu. Vì sao vậy? Bạn sẽ thấy trường hợp này forwarder có vai trò là đại lý – AS AGENT của hãng tàu. Họ ký tên trên D/O dưới vai trò này. Và đương nhiên mặc định D/O này tương đương D/O của hãng tàu, có thể nhận hàng ngay.
Không quá khó để hiểu ý nghĩa D/O là gì? Nhưng vận dụng nó vào cuộc sống không phải là dễ đâu nhé! Cần phải thực hành thật nhiều, hiểu sâu thì bạn mới thuần thục được. Chúc bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
The post D/O là gì – Phí d/o thực chất là gì trong xuất nhập khẩu. appeared first on lagithe.info.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét